TTLV: Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Nghiên cứu trường hợp tại PTTH Nguyễn Tất Thành và PTTH Phan Huy Chú, Hà Nội)

Thứ năm - 30/10/2014 05:40

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Quỳnh Nga                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/4/1989

4. Nơi sinh: Hoa Lư- Ninh Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Nghiên cứu trường hợp tại PTTH Nguyễn Tất Thành và PTTH Phan Huy Chú, Hà Nội)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội;   Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  TS Nguyễn Thị Như Trang

Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài “Hành vi bạo lực học đường của học sinh trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh (Nghiên cứu trường hợp tại PTTH Nguyễn Tất Thành và PTTH Phan Huy Chú, Hà Nội)” được tiến hành với mục đích mô tả thực trạng bạo lực học đường của học sinh phổ thông trung học hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra các giải pháp công tác xã hội nhằm góp phần tích cực trong việc phòng tránh và giảm thiểu hành vi bạo lực học đường và xây dựng môi trường an toàn tốt đẹp cho các em học sinh trong lứa tuối phổ thông trung học.

         Nghiên cứu đã cho thấy hành vi bạo lực học đường đang diễn ra ngày một gia tăng với tần suất thường xuyên. Bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã gây nên những hậu quả về tâm lý, sức khỏe cho lứa tuổi phổ thông trung học nói chung và kinh tế của gia đình, xã hội. Trong những năm qua đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức bạo lực học đường tại các trường, các phương tiện truyền thông cho lứa tuổi trung học phổ thông.

          Đối tượng bạo lực học đường đa phần là các nam sinh, hơn nữa tỷ lệ cả nam sinh và nữ sinh đánh nhau đang có số lượng ngày một gia tăng. Việc các em nhận thức được hành vi của mình không tác động gì đến hành vi bạo lực của các em. Do đó cần có sự phối kết hợp giữa gia đình-nhà trường-xã hội trong việc tạo ra giáo dục, nuôi dưỡng các em.

         Từ thực trạng bạo lực học đường đó ta xây dựng các giải pháp công tác xã hội trong học đường để xây dựng môi trường tích cực, nhân ái giúp các em được phát huy hết khả năng của mình.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Công tác xã hội nói chung và lĩnh vực công tác xã hội học đường với hành vi bạo lực của học sinh trường phổ thông trung học nói riêng ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả nghiên cứu đề cập chủ yếu đến thực trạng, nguyên nhân với hành vi bạo lực học đường nhằm đưa ra những giải pháp công tác xã hội với học sinh phổ thông trung học trong việc ổn định về mặt tâm lý và nâng cao nhận thức nhằm góp phần giảm hành vi bạo lực trong môi trường học đường. Vì vậy, nghiên cứu cũng góp phần vào việc xây dựng và phát triển mô hình công tác xã hội học đường với học sinh trung học phổ thông có hành vi bạo lực.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên kết quả thu được từ đề tài này, tôi dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo về Xây dựng mô hình công tác xã hội với hành vi bạo lực học đường của học sinh PTTH

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Pham Thi Quynh Nga           2. Sex:Female

3. Date of birth: April 02, 1989  4. Place of  birth: Hoa Lu, Ninh Binh Province

5. Admission decision number:  1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH           Dated 06/8/2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: no

7. Official thesis title: Behaviour of school violence and solution of social work in the prevention of violent behavior by students ( case study at:Nguyen Tat Thanh and Phan Huy Chu high school, Hanoi )

8. Major: Social work                 

 9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Ph.D Nguyen Thi Nhu Trang

Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnamese National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

             The thesis "Behaviour of school violence and solution of social work in preventing violent behavior of students (case study at Nguyen Tat Thanh and Phan Huy Chu High School Hanoi) "was conducted for the purpose of describing the current status of school violence high school students currently in the city of Hanoi. Since then, given the methods of social work in order to contribute actively to prevent and minimize the effects of load capacity building schools and nice safe environment for students of secondary age school.

              Studies have shown that school violence is happening with increasing frequency every day. School violence stems from many causes subjective and objective consequences caused psychological health of high school age and general socioeconomic family and society. Over the years there have been many communication activities, raise awareness of school violence in the schools, the media for high school age.

Subjects school violence mostly boys, further scaling in both boys and girls fighting are increasing the amount. The students are aware of their behavior does not impact on violent behavior of them. Therefore there should be collaboration between family-school-society in creating a positive environment, is humane for them to fulfill their capabilities.

12. Practical applicability:

             Social work in general and the field of social work schools with violent behavior of students at a high school in our country in particular has not been adequate attention . Results of the study refers mainly to the situation , the cause for acts of school violence in order to provide solutions to social work with high school students in the psychological stability and improve food to help reduce violence in the school environment . Therefore , the study also contributes to the formulation and development of social work model school for high school students who commit acts of violence .

13. Further research directions:

          Based on the results obtained from the subject, I expected to guide further research on Building a model of social work with behaviour of school violence High School

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây