TTLV: Đánh giá và can thiệp tâm lý cho một trường hợp đồng tính nam có ý tưởng tự sát.

Thứ ba - 21/11/2023 04:13
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Ngọc Mai
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/09/1998
4. Nơi sinh: Hà Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Đánh giá và can thiệp tâm lý cho một trường hợp đồng tính nam có ý tưởng tự sát.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Lâm sàng                                 Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Đạt, công tác tại Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu về đánh giá và can thiệp ý tưởng tự sát cho người đồng tính nam, luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng, các yếu tố nguy cơ, các phương pháp đánh giá và can thiệp vấn đề này. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ xuất hiện ý tưởng tự sát ở cộng đồng LGBT+ nói chung và những người đồng tính nam nói riêng cao hơn đáng kể so với những người dị tính, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về vấn đề này liên quan đến thực hành lâm sàng. Tác giả đã bước đầu thực hiện và sử dụng liệu pháp CBT-SP trong quá trình can thiệp giảm ý tưởng tự sát ở thân chủ với các mục tiêu (1) Giảm thiểu nguy cơ về ý tưởng tự sát; (2) Giảm các triệu chứng căng thẳng; (3) Nâng cao lòng tự trọng; (4) Cải thiện các mối quan hệ; (5) Phòng ngừa tái phát ý tưởng tự sát. Tính đến thời điểm hoàn thành luận văn, hai mục tiêu đầu tiên là giảm thiểu nguy cơ về ý tưởng tự sát và giảm các triệu chứng căng thẳng về cơ bản đã đạt được.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn cung cấp bằng chứng thực tế, cho thấy liệu pháp Nhận thức – Hành vi có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tự sát với khách thể là người đồng tính nam. Các kĩ thuật liên quan tới thư giãn, kích hoạt hành vi và tái cấu trúc nhận thức là rất phù hợp trong trường hợp này.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
 
  1. Full name: Nguyen Ngoc Mai
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: September 14th, 1998
  4. Place of birth: Ha Nam
  5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV from the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
  6. Changes in academic process: None
  7. Official thesis title: Psychological assessment and intervention for a gay man with suicidal ideation.
  8. Major: Clinical Psychology
  9. Code: 8310401.02.
  10.  Supervisors: Nguyen Ba Dat, PhD, Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
  11.  Summary of the findings of the thesis:
Based on the research on the assessment and intervention of suicidal ideation in gay men, the thesis provides an overview of the current situation, risk factors, assessment methods, and intervention approaches for this issue. The study indicates a significantly higher prevalence of suicidal ideation in the LGBT+ community in general and gay men in particular compared to heterosexual individuals. However, in Vietnam, there is a lack of specific studies related to clinical practice on this issue.
The author has initiated the use of Cognitive-Behavioral Therapy for Suicide Prevention (CBT-SP) in the intervention process to reduce suicidal ideation in participants. The objectives include: (1) Minimizing the risk of suicidal ideation; (2) Reducing stress symptoms; (3) Enhancing self-esteem; (4) Improving relationships; (5) Preventing the recurrence of suicidal ideation. As of the completion of the thesis, the first two objectives, namely reducing the risk of suicidal ideation and alleviating stress symptoms, have been generally achieved.
  1. Practical applicability:
The thesis provides empirical evidence demonstrating the effectiveness of Cognitive-Behavioral Therapy in reducing the risk of suicide among gay men. Techniques related to relaxation, behavior activation, and cognitive restructuring are found to be highly suitable in this context.
  1. Further research directions: None
  2. Thesis-related publications: None

 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây