TTLV: Hoạt động của Phật giáo Nam Tông Kinh ở thành phố Cần Thơ hiện nay: Vấn đề đặt ra và kiến nghị

Thứ tư - 22/11/2023 02:55
1. Họ và tên học viên: Trần Trung Tính         2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh:  02/4/1964                                  4. Nơi sinh: Cần Thơ
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ/ XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Hoạt động của Phật giáo Nam Tông Kinh ở thành phố Cần Thơ hiện nay: Vấn đề đặt ra và kiến nghị”
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học định hướng nghiên cứu         Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Lan - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về giáo lý và các phạm trù đạo đức của Phật giáo Nam tông Kinh Cần Thơ. Sự du nhập của Phật giáo Nam tông Kinh vào Việt Nam và thành phố Cần Thơ; Thực trạng đời sống đạo đức của Tu sĩ Nam tông Kinh thành phố Cần Thơ. Từ đó phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông Kinh đối với đời sống đạo đức của người dân thành phố Cần Thơ. Qua các khía cạnh về tư tưởng, quan niệm, lối sống, phong tục, tập quán, văn hoá, lễ hội.v.v... dưới ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông Kinh đã phản ánh bức tranh chung về đời sống đạo đức của người dân địa phương. Phật giáo Nam tông Kinh Cần Thơ hướng dẫn Phật tử  học môn Vi Diệu Pháp là một phần quan trọng của giáo lý Phật giáo giúp Phật tử hiểu biết lời dạy của đức Phật một cách chính xác. Hướng dẫn cư sĩ Phật tử thực hành thiền Vipassanā giúp tăng cường chánh niệm làm lợi ích tinh thần cho tín đồ. Luận văn cũng đặt ra một số vấn đề và khuyến nghị đối với công tác quản lý Nhà nước, đối với Giáo hội, đối với Tu sĩ và Phật tử. Theo xu hướng hiện nay Phật giáo Nam tông Kinh cần phải có trường lớp đào tạo để theo kịp đà phát triển của Giáo hội nói riêng của Xã hội nói chung, cụ thể kiến nghị đến lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho phép Học Viện Phật giáo Nam tông Khmer liên kết mở thêm lớp Cử nhân Phật học cho Phật giáo Nam tông Kinh nói chung, ở thành phố Cần Thơ nói riêng để góp phần cùng nhau phát triển trong ngôi nhà chung của Giáo hội, phát huy những giá trị tích cực trong đời sống văn hoá đạo đức của người dân thành phố Cần Thơ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể vận dụng trong công tác giảng dạy và nghiên cứu tôn giáo học
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
 
1. Full name:  Tran Trung Tinh                             2. Sex: Male
3. Date of birth:  02/4/1964                          4. Place of birth: Can Tho
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ/ XHNV, date: December 28, 2021
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: "Activities of Theravada Buddhism in Can Tho city today: Issues and recommendations"
8. Major: Religious:  Research-oriented religious studies. 
9. Code: 8229009.01
10. Supervisors: Guide: Associate Professor. Dr. Dang Thi Lan - University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis
          The thesis has analyzed and clarified the basic contents of doctrine and ethical categories of Theravada Buddhism Can Tho Sutra. The introduction of Theravada Buddhism into Vietnam and Can Tho city; Current status of moral life of Kinh Theravada monks in Can Tho city. From there, analyze and clarify the effects of Theravada Buddhism on the moral life of the people of Can Tho city. Through aspects of ideology, concepts, lifestyle, customs, traditions, culture, festivals, etc., under the influence of Southern Buddhism, the Sutra reflects the general picture of the moral life of the people. local people. The Can Tho Sutra of Theravada Buddhism guides Buddhists in learning the Abhidharma subject, which is an important part of Buddhist teachings that helps Buddhists understand the Buddha's teachings accurately. Guide lay Buddhists to practice Vipassanā meditation to help increase mindfulness and bring spiritual benefits to believers. The thesis also raises a number of issues and recommendations for State management, for the Church, for monks and Buddhists. According to the current trend, Theravada Buddhism needs to have training schools to keep up with the development of the Church in particular and society in general. Specifically, we propose to the leaders of the Vietnam Buddhist Sangha to allow The Khmer Theravada Buddhist Academy cooperates to open an additional Bachelor of Buddhist Studies class for Theravada Buddhism in general, and in Can Tho city in particular to contribute to the mutual development in the common home of the Church, promoting the positive values ​​in the cultural and ethical life of the people of Can Tho city.
12. Practical applicability, if any: Can be applied in teaching and researching religious studies
13. Further research directions, if any: Theravada Buddhism in Vietnam
14. Thesis-related publications: None

Tác giả: VNU Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây