1. Họ và tên học viên: Đinh Thị Hằng Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/12/1996
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/2021/QD-XHNV. Ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp thanh niên có dấu hiệu Kiệt sức.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng; Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng, công tác tại Khoa Tâm lý học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ngày nay, các vấn đề liên quan tới Kiệt sức đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là kể từ khi Đại dịch Covid diễn ra. Tình trạng kiệt sức nếu không được quan tâm và can thiệp kịp thời cũng sẽ gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe thể chất – tinh thần và cả hiệu suất trong công việc. Đồng thời, ngay cả khi đã được đánh giá về tình trạng kiệt sức nhưng lại luôn bị xem nhẹ vì tình trạng kiệt sức này không thuộc tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh như ICD hay DSM và cho rằng chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chuyển đổi công việc là giải quyết được tình trạng kiệt sức. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng kiệt sức cũng là mối nguy hại đến sức khỏe con người tương đương như một số rối loạn tâm thần: Trầm cảm, Lo âu…
Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra tổng quan về các nhiên cứu về Hội chứng kiệt sức ở cả Việt Nam và trên thế giới. Đồng thời, áp dụng kết hợp giữa liệu pháp nhận thức – hành vi, chánh niệm và thư giãn vào quá trình can thiệp cho một trường hợp thanh niên có biểu hiện kiệt sức.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biểu hiện về kiệt sức được giảm đáng kể sau quá trình can thiệp. Thân chủ có thêm những kỹ năng tự đưa ra quyết định, cam kết thực hành thư giãn và chánh niệm, cân bằng giữa đời sống và công việc. Đánh giá lại sau quá trình can thiệp cho thấy các biểu hiện về kiệt sức cá nhân được giảm đi đáng kể, hiệu suất công việc được nâng cao và các mối quan hệ liên cá nhân được cải thiện, thân chủ cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong ca lâm sàng, luận văn đã góp phần đưa ra minh chứng về sự ảnh hưởng của kiệt sức đến sức khỏe tâm thần trong đời sống. Đồng thời, nhấn mạnh thêm vai trò và ứng dụng của liệu pháp tâm lý trong quá trình can thiệp cho thân chủ.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Dinh Thi Hang Nga 2. Sex: Female
3. Date of birth: 14/12/1996 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 1811/2021/QĐ-XHNV; Dated 28/12/2021 from the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Psychological interventions for a young adult with Burnout syndrome
8. Major: Clinical Psychology 9. Code: 8310401.02.
10. Supervisors: Vice ProF. Dr. Nguyen Thi Minh Hang, Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
Nowadays, issues related to Burnout are of interest to many researchers, especially since the Covid Pandemic. Burnout, if not attended to and intervened promptly, will cause great harm to physical and mental health and work performance. At the same time, even when burnout has been assessed, it is always overlooked because this state of exhaustion does not fall under the diagnostic criteria such as the ICD or DSM and is thought to only require rest or changing jobs. is to solve the problem of exhaustion. However, in reality, exhaustion is as dangerous to human health as some mental disorders: Depression, Anxiety...
In this study, the author provides an overview of research on Burnout Syndrome in both Vietnam and around the world. At the same time, apply a combination of cognitive-behavioral therapy, mindfulness and relaxation in the intervention process for a case of young people showing signs of exhaustion.
Research results show that symptoms of exhaustion are significantly reduced after the intervention. Clients gain more decision-making skills, commit to practicing relaxation and mindfulness, and balance work and life. Re-evaluation after the intervention showed that symptoms of personal burnout were significantly reduced, work performance was enhanced and interpersonal relationships improved, and the client felt satisfied with the treatment. the current life.
12. Practical applicability:
From the results obtained through theoretical and practical research in clinical cases, the thesis has contributed to providing evidence of the impact of burnout on mental health in life. At the same time, emphasize the role and application of psychotherapy in the intervention process for clients.
13. Further research directions: None
14. Thesis-related publications: None