Thông tin luận văn "Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình" của HVCH Lê Thu Trà, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Lê Thu Trà
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/04/1983
4. Nơi sinh: Thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 2463/2006–QD–XHNV-KH&SĐH. Ngày 03/11/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
8. Chuyên ngành: Tâm lí học. Mã số: 60.31.80
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng, giảng viên khoa tâm lí học, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Với đề tài : “Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp trường giáo dưỡng số 02 Ninh Bình” trên cơ sở tiếp cận nhân cách người cha thể hiện ở ba góc độ : đạo đức, ý chí và uy quyền, luận văn đã chỉ ra một số vấn đề như sau:
- Nhận thức về nhân cách người cha nói chung còn chưa có sự đầy đủ, sâu sắc. Điều này thể hiện ở việc các em chủ yếu coi nhân cách người cha thể hiện ở khía cạnh đạo đức. Mặt ý chí và uy quyền ít được các em hiểu biết đầy đủ .
- Nhận thức về nhân cách người cha thực của các em khá tích cực. Các biểu hiện về đạo đức, ý chí, uy quyền người cha thực của các em đều thể hiện là người cha mẫu mực, yêu thương con cái, là hiện thân của ý chí, trách nhiệm, trụ cột trong gia đình.
- Qua phân tích cho thấy nhận thức về nhân cách người cha của các em chịu ảnh hưởng bởi những nhận xét từ mẹ, những người thân, ruột thịt trong gia đình và những người xung quanh khác. Hành động phạm pháp của các em chịu ảnh hưởng nhiều từ bạn bè, thiếu ý thức, hiểu biết về pháp luật, hành động bồng bột thiếu suy nghĩ…
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ những nghiên cứu thực tiễn của luận văn đối với nhận thức của các em về nhân cách người cha nói chung và nhân cách người cha có thực của các em và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đó. Chúng ta có thể có một số kiến nghị đối với nhà trường, gia đình và với chính các em học sinh trong trường giáo dưỡng nhằm định hướng giáo dục trẻ chưa thành niên phạm pháp
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Le Thu Tra 2. Sex: Female
3. Date of birth: 04/04/1983 4. Place of birth: Hoa Binh
5. Admission decision number: 2463/2006–QD–XHNV-KH&SDH Dated: 03/11/2006
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Awareness of the law-breaking minor about their personality father in The reform school No.2 of Ninh Binh
8. Major: Psychology 9. Code: 60.31.80
10. Supervisors: Associate, Ph.D. Nguyen Thi Minh Hang, Professor of psychology department, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
11. Summary of the findings of the thesis
In this thesis, “Awareness of the law-breaking minor about their personality father in the reform school No.2 of Ninh Binh” based on researching on morality, will, authority of personality father. The thesis pointed out some case:
- Their awareness about the general father is not deep enough. They recognize their personality father based largely on morality of him. The will and authority of their father is not being known fully.
- Their awareness about the real father is pretty positive. They think that their father is standard dad, love them, embodiment of will, pillar of their family.
- As analyses, show that the awareness of the minor about their personality father is under the influence of estimation of their mother, the relative, and neighbour. The law-breaking of them is influenced by bad friends; they are lack of the knowledge about law, act without thinking...
12. Practical applicability
- According to reality researching of thesis with the awareness of them about their personality of general father, real father and all factor influence on that awareness. We can suggest some petition with their reform school, family, and themselves to orient the training law-breaking minor.
13. Further research directions: None
14. Thesis-related publications: None