Thông tin luận văn "Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - đầu XIX với vấn đề cái chết" của HVCH Vương Thị Phương Thảo, chuyên ngành Văn học Trung đại.
1. Họ và tên học viên: Vương Thị Phương Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/07/1984
4. Nơi sinh: Khánh Hoà
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - đầu XIX với vấn đề cái chết
8. Chuyên ngành: Văn học Trung đại; Mã số: 60. 22. 34.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nho Thìn (GV khoa Văn – trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc Gia – Hà Nội)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- đầu XIX với vấn đề cái chết gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài. Nhìn lại lịch sử văn học trung đại Việt Nam suốt một thời gian dài, chúng tôi nhận thấy văn học giai đoạn XVIII – đầu XIX viết nhiều về cái chết. Thái độ đối với vấn đề cái chết thể hiện trong văn học thời kì này xuất hiện những cung bậc tình cảm hết sức đa dạng và sâu sắc. Đó là điều mà suốt từ thế kỉ X – XVII không hề có trong văn học. Sự thay đổi quan niệm về vấn đề cái chết trong văn học thế kỉ XVIII – đầu XIX có thể nói, là một vấn đề văn học sử quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề cái chết trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX một cách toàn diện.
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng văn hoá phương Đông.
- Vấn đề cái chết trong lịch sử văn hoá tư tưởng phương Đông
+Nho giáo : Xả sinh thủ nghĩa – Chết là sự hi sinh thân mạng để bảo toàn nghĩa lớn.
+ Phật giáo : Sống ở thác về - Thân xác là tạm bợ, chết là trở về nhà.
+ Đạo giáo : Chết – sự tan biến của thân mạng là lẽ tự nhiên, không đau buồn.
Chương 2 : Thái độ với cái chết trong Văn học Việt Nam thế kỉ X -XVII
Các tác giả văn học chủ đạo của thời kì này là các Thiền sư và các nhà Nho. Thấm nhuần tư tưởng và quan niệm trước cái chết của giáo lí nhà Phật và Nho giáo, các Thiền sư và nhà Nho đều thể hiện rõ trong các tác phẩm của mình thái độ chấp nhận cái chết một cách không sợ hãi.
Các Thiền sư nhận chân lẽ vô thường của cuộc đời, của sự sống và cái chết. Thái độ ung dung, bình thản, điềm tĩnh trước cái chết đang tới và mỉm cười trước sự sống tái sinh là đặc điểm của thơ văn Thiền sư trong văn học giai đoạn này.
Các nhà Nho đề cao khí tiết, lẽ sống cao cả của chính nhân quân tử. Các nhà nho chân chính đều tỏ thái độ sẵn sàng hi sinh sự sống của bản thân để bảo vệ những tín điều của Nho giáo, cũng đồng thời phê phán gay gắt những người « ham sống sợ chết » mà phản bội lại tư tưởng trọng nghĩa của Nho giáo.
Chương 3: Sự thay đổi thái độ với vấn đề cái chết trong Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đầu XIX.
Giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự thay đổi thái độ của các nhà Nho – tác giả chính của văn học giai đoạn này. Đây cũng là giai đoạn văn học của con người phàm trần, con người tự nhiên chứ không còn thống trị kiểu nhân vật thánh nhân, quân tử nữa. Văn học giai đoạn này viết về cái chết nhiều chưa từng có trong lịch sử văn học trung đại. Đồng thời ta cũng thấy sự khác biệt, có sự phân hoá trong quan điểm đạo đức về vấn đề cái chết. Có quan niệm đạo đức bảo thủ của Nho giáo khi người ta ca ngợi cái chết tuẫn tiết vì vua chúa, vì người chồng; mà cũng có quan niệm nhân bản, bảo vệ sự sống, thông cảm với sự sống nhân vật .Chính vì coi trọng sự sống, coi trọng thân xác nên văn học thời kì này có rất nhiều tiếng khóc thương trước cái chết.
Phần kết luận
Nhìn một cách tổng thể, sự thay đổi thái độ trước cái chết phản ánh sự thay đổi trong tư tưởng và quan niệm của các tác giả - nằm trong mạch nguồn nhân bản của văn học thế kỉ XVIII – XIX. Thái độ đối với vấn đề cái chết thể hiện trong văn học thời kì này xuất hiện những cung bậc tình cảm hết sức đa dạng và sâu sắc, như một sự khẳng định mạnh mẽ và đề cao quyền sống, quyền được hạnh phúc của con người trong chính cuộc sống thực tại. Sự thay đổi quan niệm về vấn đề cái chết trong văn học thế kỉ XVIII – đầu XIX có thể nói, là một vấn đề văn học sử quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Vương Thị Phương Thảo 2. Sex: Female
3. Date of birth: July 27th 1984 . Place of birth: Khanh Hoa
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 24/10/2008 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University in October 24, 2008.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Vietnamese literature from 18th century to the early 19th century about the death issue .
8. Major: Medieval literature
9. Code: 60. 22. 34.
10. Supervisors: Associate Professor, Doctor Tran Nho Thin, Teacher of Literature Department, University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis, Vietnamese literature from 18th century to the early 19th century about the death issue, consists of three main parts: introduction, body and conclusion.
The introduction states the reason for choosing topic. Looking back on the long history of Vietnamese Medieval literature, we recognize that literature in 18th century and early 19th century wrote about death a lot. The attitude toward the death issues presented in the literature of this period shows diversified and profound tone of feeling. It was something that did not appear in the literature from 10th century to 17th century. The changing conception about death issue in literature from 18th century to early 19th century is an important matter of Vietnamese literary history. However, there has not been any comprehensive research on the issue of death in Vietnamese literature from 18th century to the early 19th century so far.
The body consists of three chapters.
Chapter 1: The conception of death in the Oriental cultural and ideological history
- The issue of death in the Oriental cultural and ideological history.
+ Confucianism: Die for the Greater Good - Dying is sacrificing human life to preserve the great righteousness.
+ Buddhism: Living is temporary, dying is coming home – The human body is only a temporary existence, you will truly be home after you die.
+ Taoism: Death - the disappearance of the human life itself is natural, not something mournful.
Chapter 2: Attitude toward death in Vietnamese Literature from 10th century to 17th century.
The authors of the mainstream literature in this period were The Zen masters and The Confucians. Being imbued with ideology and conception about the death of Buddhism and Confucianism, the Confucians and Zen masters expressed through their written works that they accepted the death without fear.
The Zen masters realized the impermanence of life and death. Death is the inevitable law of human life, so there is nothing to fear. The deliberate, calm and imperturbable attitude towards the coming death and smiling at the rebirth is characteristic of poetry and literature written by Zen masters in this period.
The Confucians gave prominence to the dignity and the noble justification for living of the gentleman. Dying for the greater good was a meaningful and praised death. The genuine Confucians were always willing to sacrifice their human lives to protect the beliefs of Confucianism. They also severely criticized the men who «wished to live - afraid of death» and betrayed the nobleness-appreciated ideology of the Confucianism.
Chapter 3: The changing attitude toward the death in Vietnamese Literature from 18th century to early 19th century.
This period marked a major turning point in the attitude of The Confucians who were the main literary authors of this period. This is the period when literature often wrote about human beings rather than about gentlemen or saints. There was never a period in the Medieval literature that wrote about death as much as this one. We also recognize that the moral opinion about the death was different and split. There was the conservative opinion of Confucians in which people praised the life sacrifice for the king, for the husband. There was other humane opinion that stood up for the life of the characters. Because it appreciated the human body and life, the literature in this period contained a lot of cries for the death.
The Conclution:
In summary, the changing attitude toward the death issue reflects the change in the ideology and conception of the authors that belong to the humane flow of literature in the 18th and 19 century. The attitude toward the death issues presented in the literature of this period shows diversified and profound tone of feeling. It is like a strong affirmation and praise for the right to live, the right to be happy of men in their current lives. We can say that the changing conception about death in the 18th-19th century literature is a very important matter of Vietnamese literary history.
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None