TTLV: Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài TH TpHCM

Thứ ba - 06/12/2011 01:19
Thông tin luận văn "Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh" của HVCH Phan Tư Doãn, chuyên ngành Báo chí học.
Thông tin luận văn "Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh" của HVCH Phan Tư Doãn, chuyên ngành Báo chí học. 1. Họ và tên học viên: Phan Tư Doãn 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 26/06/1982. 4. Nơi sinh: Triệu Trạch – Triệu Phong – Quảng Trị 5. Quyết định công nhận học viên số: 1376/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: “Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh”. 8. Chuyên ngành: Báo chí học ; Mã số: 60.32.01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS Nguyễn Văn Dững, Học viện báo chí - truyền truyền. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: - Phóng sự ngắn truyền hình xuất hiện ở Việt Nam giữa những năm 1990 của thế kỉ XX. Vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh vấn đề tên gọi, phân chia thể loại, bố cụccủa Phóng sự ngắn truyền hình. Trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà báo truyền hình và thực tế hoạt động sáng tạo tác phẩm Phóng sự ngắn truyền hình của bản thân mình qua nhiều năm, tác giả chỉ ra sự khác biệt giữa Phóng sự ngắn với các thể loại tương đồng để các đồng nghiệp, những người mới vào nghề có thể phân biệt cơ bản giữa các thể loại. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn hoạt động sáng tạo tác phẩm, tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra quan niệm của mình về Phóng sự ngắn truyền hình. - Qua phân tích thực trạng sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trong Chương trình thời sự 19h50 của HTV9 tác giả đã chỉ ra vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Phóng sự ngắn trong các Chương trình thời sự. Những đặc trưng thế mạnh của Phóng sự ngắn truyền hình như đặc trưng về hình ảnh, âm thanh, lời bình, tiếng độngđã được HTV khai thác tối đa để tạo hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng Phóng sự ngắn trong Chương trình thời sự. - Phân tích những thành công, hạn chế và chỉ ra những vấn đề trong quá trình sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình trong Chương trình thời sự của HTV để rút ra những kinh nghiệm cần chia sẽ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Phóng sự ngắn. Một vài khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình chỉ là ý kiến cá nhân trên cơ sở phân tích những thành công, hạn chế qua Chương trình thời sự của HTV9, từ đó đưa ra những khuyến nghị trong quy trình tổ chức sản xuất và sử dụng Phóng sự ngắn sao cho có hiệu quả cao nhất. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn đóng góp tiếng nói về mặt lí luận vào hệ thống nghiên cứu dạng thể loại Phóng sự ngắn truyền hình, một đề tài chưa được nghiên cứu một cách trọn vẹn và đang còn nhiều tranh cải. Luận văn một phần sẽ cũng cố vững chắc thêm mặt lí luận về Phóng sự ngắn truyền hình cho các nhà báo truyền hình, các bạn mới vào nghềtừ đó áp dụng vào thực tiễn trong quá trình sản xuất và sử dụng Phóng sự ngắn truyền hình. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tác giả mong muốn sẽ có thể tiếp tục nghiên cứu những khía cạnh khác của dạng thể loại Phóng sự ngắn, trên cơ sở đó có thể có một nền tảng lí luận vững chắc trước khi khẳng định về mặt thể loại của một dạng thể loại mới này. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: -Trần Long, (2001), Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình, Luận văn thạc sĩ khoa học báo chí, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội - Tôn Nữ Ngọc Hân, (2003), Sự phát triển của hệ thống chuyên mục trên HTV, Khoá luận tốt nghiệp ngành báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có) - Đoàn Thị Xuyên (2004), Tính độc đáo của phóng sự ngắn truyền hình, Khoá luận tốt nghiệp đại học báo chí, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Trịnh Thị Thuỷ Trà, (2005), Phóng sự truyền hình trên VTV, Khoá luận tốt nghiệp ngành báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM - Thái Kim Chung, Nhân diện phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự truyền hình, Tạp chí Người làm báo (số tháng 6/2005). - Nguyễn Kim, “Mấy vấn đề của phóng sự ngắn truyền hình”, Tạp chí truyền hình tháng 9/2002

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: PHAN TƯ DOÃN: 2. Sex: male 3. Birthday: 26/06/1982. 4. Birthyplace: Triệu Trạch – Triệu Phong – Quảng Trị. 5. Admission decision number: 1376/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated: 29/10/2008 of the Principal University of Social Sciences and Humanities, Hà Nội national University. 6. Changes in academic process: 7. Official thesis title: “Using mini television reportage on Ho Chi Minh City TV news programs” 8. Major: Journalism ; Code: 60.32.01 9. Supervisors: PGS-TS Nguyễn Văn Dững, Học viện báo chí truyền truyền. 10. Summary of the findings of the thesis: - Mini television reportage appeared in Vietnam in 1990 between the XX century. There is still much debate about the name, category, layout of mini television reportage. Based on the opinions of researchers, TV journalist, and the actual operation of creation, I show the diffirent between th mini television reportage anh the others similar category. - Through analysis of using mini television reportages on Ho Chi Minh City TV news programs, I show the the role, situation and importance of mini televition reportage on TV news programes. - Analysis of the success, limited and pointed out the problems in using mini television reportage on Ho Chi Minh City TV news programs to carry out experiences to improve the efficiency of using mini television reportages. 11. Applicability in practice: Thesis contributions voices theoretical research into the system as a mini television reportages. Thesis more firmly on the theory of mini television reporter for the television journalistto producting and using of mini television reportages. 12. The next research: I hope to continue studying other aspects of the mini television reportages. On that basis we could have a solid theoretical foundation before asserted on the category of a new category. 13. All works published related essays: N/A

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây