TTLV: Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đến đời sống các DTTS

Thứ năm - 01/12/2011 09:08
Thông tin luận văn "Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đến đời sống các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (Nghiên cứu trường hợp chính sách 134; 135 tại xã Malypho - huyện Phong Thổ - Lai Châu)" của HVCH Lê Ngọc Bình, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đến đời sống các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (Nghiên cứu trường hợp chính sách 134; 135 tại xã Malypho - huyện Phong Thổ - Lai Châu)" của HVCH Lê Ngọc Bình, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Lê Ngọc Bình 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 18/08/1983 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/ QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đến đời sống các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (Nghiên cứu trường hợp chính sách 134; 135 tại xã Malypho - Huyện Phong Thổ- Lai Châu) 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ nhiệm Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đến đời sống các dân tộc thiểu số tại xã Ma li pho- huyện Phong Thổ- tỉnh Lai Châu ở hai khía cạnh chính là sự thay đổi trong đời sống vật chất với các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, nghề nghiệp và thu nhập, tiện nghi sinh hoạt và sự thay đổi trong đời sống tinh thần và môi trường với những tiêu chí về giáo dục, môi trường và chăm sóc sức khoẻ, sinh hoạt văn hoá. Sự thay đổi trong đời sống vật chất Về cơ sở hạ tầng: Các cơ sở hạ tầng đã được cải thiện với hàng loạt các công trình thiết yếu được xây dựng như xây dựng nâng cấp đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước sạch và hệ thống thuỷ lợi. Về ngành nghề và thu nhập: Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh, thu nhập của các hộ nghèo được tăng lên đáng kể, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp. Về tiện nghi sinh hoạt: Cùng với mức sống của người dân tăng lên, tập quán sử dụng tiện nghi sinh hoạt của người dân ngày nay đã thay đổi theo. Việc sử dụng các tiện nghi sinh hoạt cơ bản như xe máy, tivi, điện thoại đã khá thông dụng và có xu hướng gia tăng. Sự thay đổi trong đời sống tinh thần và môi trường Về giáo dục : Các chính sách đã hỗ trợ cho học sinh sách vở, giảm học phí đối với các con em hộ nghèo, góp phần tích cực đến việc tăng tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học thuộc diện nghèo đến trường. Số lượng và chất lượng giáo viên tăng lên đã đáp ứng nhu cầu thiếu hụt giáo viên trong những năm trước đây. Về môi trường và chăm sóc sức khoẻ: Các trạm y tế cấp xã là nguồn cung cấp dịch vụ y tế chủ yếu cho các hộ gia đình tại các xã đặc biệt khó khăn. Điều kiện vệ sinh môi trường tại các xã trong tình trạng đáng lo ngại. Về sinh hoạt văn hoá: Trang phục người Kinh đã dần được thay thế để mặc hàng ngày do thuận tiện trong lao động và giá cả cũng rẻ. Ngôn ngữ của người dân tộc đã có nhiều biến đổi theo hướng tăng cường sử dụng song ngữ. Hoạt động trong thời gian rảnh rỗi của người dân cũng thay đổi so với trước kia Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số đề xuất đối với các chính sách, đối với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống chính sách xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ giúp các nhà quản lí, các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn về những tác động của chính sách đang được triển khai tại địa phương, những khó khăn và thuận lợi và những mặt còn hạn chế. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Những vấn đề đặt ra về đổi mới, hoàn thiện chính sách giáo dục, nâng cao dân trí theo hướng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số trong thời gian tới - Vấn đề đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực quản lí của các cấp chính quyền trong việc tổ chức thực hiện chính sách đối với phát triển các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Ngoc Binh 2. Sex: Male 3. Date of birth: 18/08/1983 4. Place of birth: Ha Noi 5. Admission decision number: 1355/2008/ QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 24/10/2008 of Rector – University of social Sciences and Humanities, VNU Hanoi 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: The impact of poverty reduction policies on the lives of ethnic minority in difficult social economic conditions areas (Research Policy 134; 135 in Malypho commune - Phong Tho district- Lai Chau province) 8. Major: Sociology Code: 60 31 30 10. Supervisors: Dr Nguyen Thi Thu Ha, Vice Dean of Sociology- University of social Sciences and Humanities, VNU Hanoi 11. Summary of the findings of the thesis: Thesis analyzed and evaluated the impact of poverty reduction policies on the lives of ethnic minority in Malypho commune - Phong Tho district- Lai Chau province in two main aspects are the change in material conditions with the criterion of infrastructure, occupation and income, living conditions and the change in the mental life and environmental with the criterion of education, environment and health care, cultural activities. • Changes in material conditions Regarding infrastructure: The infrastructure has been improved with a series of essential works such as those built to upgrade roads, schools, health care centers, power station, water and irrigation systems. Regarding occupation and income: poverty rate fell rapidly, the income of poor households is significantly increased, labor structure positively shifted with a declining proportion of laborers in the agricultural sector. Regarding living conditions: As a result of improved living standard, people’s practice in using facilities has been changed. The use of basic living amenities such as motorcycles, televisions, telephones is quite common and tends to increase. • The change in the mental life and environmental Regarding education: The policy has provided students with books; supported tuition reduction for poor children, contributing to an increase in the proportion of poor children at school age to go to school. The number and quality of teachers has increased to compensate the shortage in previous years. Regarding environmental and health care: The local health centers are the main supply of essential medical services for families in areas with special difficulties. Sanitation conditions in such areas are of concern. Regarding cultural activities: Kinh’s outfit has steadily replaced traditional ones due to more convenient daily working use and cheaper prices. The language usage habit of ethnic people has changed in trend of increasing bilingual usage. Leisure activities of people changed. • According to these findings, the author offers some suggestions for policies, for local authorities, organizations and local people to improve the quality of poverty reduction policy for minor ethnic in areas with difficult socio-economic conditions. 12. Practical applicability: On the basis of results of the research, the topic will help managers at all levels, departments, policy makers have a more comprehensive and proper look at the effects of policy is being implemented locally, the disadvantages, advantages and limitations. 13. Further research directions: - The issue of education policy innovation and improvement, improving intellectual development of local people's in ethnic minorities in the future. - The issue of officers’ training, improving managerial capacity of the authorities in the implementation of policies towards the ethnic minorities in difficult socio-economic areas. 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây