TTLV: Vai trò của hệ thống siêu thị TPHCM đối với hoạt động SX nông sản

Thứ năm - 14/10/2010 04:48
Thông tin luận văn "Vai trò của hệ thống siêu thị Thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động sản xuất hàng hoá nông sản (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai)" của HVCH Phạm Văn Hanh, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Vai trò của hệ thống siêu thị Thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động sản xuất hàng hoá nông sản (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai)" của HVCH Phạm Văn Hanh, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Phạm Văn Hanh 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 02/11/1983 4. Nơi sinh: Hải Dương 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Vai trò của hệ thống siêu thị Thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động sản xuất hàng hoá nông sản (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai) 8. Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 60 31 30. 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nhiệm vụ của nghiên cứu tập trung làm rõ vai trò của hệ thống siêu thị trong trong việc định hướng hoạt động, tăng cường khả năng liên kết và nâng cao hiệu quản sản xuất của hộ nông dân. Nghiên cứu lựa chọn trường hợp các hộ chăn nuôi lợn tại tỉnh Đồng Nai tham gia vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho các siêu thị ở TP.HCM. Các kết quả chính của nghiên cứu này như sau: Chuỗi cung ứng thịt lợn tại Đồng Nai khá phức tạp do có nhiều các tác nhân tham gia và giữa họ có sự ràng buộc lợi ích chặt chẽ. Người nông dân không nhận được mức giá tương xứng cho sản phẩm của họ, người tiêu dùng phải trả giá cao hơn do hệ thống phân phối chưa hiệu quả. Một tỉ lệ nhất định các hộ chăn nuôi đã tham gia được vào chuỗi cung ứng cho siêu thị tại TP.HCM, tuy nhiên rất ít trong số họ tham gia kí kết hợp đồng cung ứng trực tiếp, phần lớn tham gia thông qua các trung gian khác. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng với siêu thị. Những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thuộc nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương khi gặp các rủi ro về tăng giá TACN, sụt giảm giá lợn hơi hay vấn đề dịch bệnh. Hợp đồng nông sản không phổ biến ở hầu hết các quy mô chăn nuôi lớn, nhỏ do người dân không muốn tham gia. Thay vào đó, chủ yếu là các dạng hợp đồng phi chính thức giữa những trang trại chăn nuôi và thương lái lớn. Trong vai trò định hướng hoạt động sản xuất đối với các hộ chăn nuôi lợn, sự tham gia của các siêu thị tại TP.HCM trong chuỗi cung ứng thịt lợn đã thúc đẩy quá trình sản xuất theo hướng gắn kết, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và giúp cho các hộ chăn nuôi định hướng sản phẩm đầu ra cũng như điều chỉnh quy mô sản xuất ở cấp hộ. Việc định hướng sản xuất đối với các hộ chăn nuôi thông qua hoạt động cung cấp thông tin thị trường nhằm giúp người chăn nuôi trả lời các câu hỏi quan trọng như: Họ nên sản xuất cái gì? Theo quy mô như thế nào? Thời điểm nào? Yêu cầu về chất lượng sản phẩm như thế nào để có được mức giá tốt nhất?... Các hộ tham gia vào chuỗi cung ứng cũng đồng nghĩa với việc tạo dựng được các liên kết mạnh để có thể hỗ trợ tốt hoạt động sản xuất của họ theo hướng chia sẻ, hỗ trợ thông tin thị trường, thông tin sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị. Kênh phân phối siêu thị góp phần tăng đáng kể lợi nhuận của các hộ chăn nuôi lợn. Mặc dù chi phí bình quân tính trên 1 đầu lợn của nhóm hộ cung ứng cho siêu thị cao hơn so với nhóm hộ sử dụng kênh truyền thống nhưng lợi nhuận cuối cho thấy những tác động tích cực trong việc tăng thu nhập khi các hộ chăn nuôi tham gia kênh phân phối cho siêu thị. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các kết quả của nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của các siêu thị đối với hoạt động chăn nuôi lợn của các hộ nông dân. Thông qua đó, gợi ý việc xây dựng mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn hàng hoá giữa các hộ chăn nuôi và nhà phân phối (siêu thị). Những khó khăn gặp phải trong quá trình liên kết sản xuất mà nghiên cứu này đã chỉ ra như: (i) Các hộ chăn nuôi thiếu tư cách pháp nhân, (ii) Thiếu hụt thông tin thị trường, (iii) Kĩ thuật chăn nuôi còn hạn chế, (iv) Tỉ lệ tham gia sản xuất theo hợp đồng thấp, hợp đồng dễ bị phá vỡ; (v) Vai trò của nhà nước như thế nào?... là những vấn đề cần chú ý giải quyết trong khi triển khai. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu triển khai thí điểm mô hình liên kết sản xuất giữa hộ chăn nuôi lợn và siêu thị, đề xuất các giải pháp cũng như bài học kinh nghiệm cho các ngành hàng nông sản của Việt Nam. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: * Điều tra Tiêu dùng thịt và Thực phẩm tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (2008). Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn * Nghiên cứu hệ thống phân phối một số nông sản chính tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (2009). Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Pham Van Hanh 2. Sex: Male 3. Date of birth: Nov 02nd 1983 4. Place of birth: Hai Duong 5. Admission decision number: 2551/2007QĐ-XHNV-KH&SĐH signed by Principal of Social Science and Humanities University, Viet Nam National University, Ha Noi. Dated: Nov 02nd 2007. 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Role of supermarket systems in HCMC to agro-commodity production (Case study: Hog-raising households in Dong Nai) 8. Major: Sociology 9. Code: 60 31 30 10. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Thu Ha - Deputy Director of Faculty of Sociology, Social Society and Human University, Hanoi National University 11. Summary of the findings of the thesis: This study aims at defining clearly the role of supermarket system in orienting the operation, strengthening the uniting capacity as well as enhancing the effectiveness of the production of farmer households. The study has selected case study of hog-raising households in Dong Nai province that take part in a pork supply chain of supermarkets in HCMC. Major results of the study are as follows: Pork supply chain in Dong Nai is quite complicated because there are so many involving actors and they are bound tight by the common benefit. Farmers do not receive the equivalent price to their products; consumers have to pay higher as the distribution system has been ineffective. A certain ratio of raising-households participated in a supply chain to supermarkets in HCMC; however, very few of them has taken part in signing direct supplying contracts, most of them has joined the supply chain via other intermediaries. Large-scale breeding households have more opportunities to take part in the supply chain to supermarkets. Smaller scale breeding households are disadvantageous and easy to be vulnerable when facing risks of a rise in feed price, a drop in live hog price or the epidemics. Agro-commodity contracts are uncommon in the hog-raising sector with most scales, from small to large one because raisers do not want to take part in signing official contract. Non-official contracts are signed by hog farms and big traders instead. With the role of orienting the production of hog-raising households, the participation of supermarkets in HCMC in the pork supply chain has boosted the production in the united direction, meeting better demand of the market and helping hog-raising households orient the output as well as adjusting the production scale at household level. The orientation of the production of households via supplying market information aims at helping raisers to answer key questions like What should they produce? Which scale? When?, What are requirements on the product quality to get the best price?, etc. The participation of households in the supply chain also means the establishment of firm association to well support their production in the direction of share and support the information about the market and the production in order to enhance the effectiveness of the value chain. Supermarket distribution channel makes contribution to raising profits significantly of hog-raising households. Although the average cost per one pig of households supplying pork to supermarkets is higher than that of households using the traditional channel, the final profits show positive influences in raising the income of households taking part in distribution channel to supermarkets. 12. Practical applicability, if any: Results of the study have made confirmation about the important role of supermarkets to hog-raising of households, by which the suggestion about establishing united model in hog-raising between households and distributors (supermarkets) is raised. Challenges in uniting the production are shown by the study such as: (i) Hog-raising households lack legal personality, (ii) It is lacking in market information, (iii)Hog-raising technique is poor, (iv) Ratio of households taking part in signed contracts is low and the contract is prone to be broken; (v) How is the role of the State? etc. These issues need paying much attention when the model is deployed. 13. Further research directions, if any: The study deploys pilotly production united model between hog-raising households and supermarkets as well as makes recommendation about solutions and experience lessons to agro-commodity sector of Vietnam. 14. Thesis-related publications: * Survey on Meat and Foodstuff Consumption in Hanoi and HCMC (2008). Information Center of Agriculture and Rural Development, Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development. * Study on Distribution System of some major agro-commodities in Hanoi and HCMC (2009). Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây