TTLV: Báo chí Phật giáo tại Việt Nam

Thứ tư - 13/10/2010 22:14
Thông tin luận văn "Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: Thực trạng và vấn đề" của HVCH Lê Thị Hồng Hạnh, chuyên ngành Báo chí học.
Thông tin luận văn "Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: Thực trạng và vấn đề" của HVCH Lê Thị Hồng Hạnh, chuyên ngành Báo chí học. 1. Họ và tên học viên: Lê Thị Hồng Hạnh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 04/ 11/ 1978 4. Nơi sinh: Hà Nội. 5. Quyết định công nhận học viên số: 1845/2005/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 26 tháng 07 năm 2005 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Tạm ngừng học tập 1 năm (bảo lưu) từ 2006 đến 2007, theo Quyết định số 646/QĐ/XHNV-KH&SĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, ngày 22/9/2006. - Tiếp tục học tập theo Quyết định số 536/QĐ/XHNV-KH&SĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, ngày 07/9/2007. - Gia hạn thời gian bảo vệ luận văn từ năm 2009 đến 2010, theo Quyết định số 891/QĐ-KHXH&SĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, ngày 26/11/2009. 7. Tên đề tài luận văn: Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: Thực trạng và vấn đề. 8. Chuyên ngành: Báo chí học. Mã số: 60 32 01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS- TS Đỗ Quang Hưng- Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong vài năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo đang trở thành điểm nóng an ninh trên thế giới. Vì vậy việc truyền bá và thông tin về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng của báo chí. Với nhận thức đó, đề tài luận văn “Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: thực trạng và vấn đề” đã được ra đời. Điểm nổi bật của báo chí Phật giáo hiện nay là làm rõ các vấn đề tín ngưỡng trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho những người đang trăn trở với đức tin, với duyên Phật có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về tôn giáo. Dòng báo chí này cũng phát huy ý thức, truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và sự đoàn kết giữa các tôn giáo. Bên cạnh đó, đóng góp một phần không nhỏ trong việc cổ xuý, định hướng cho việc xây dựng nền kinh tế quốc gia vững mạnh nhưng không xa rời truyền thống, đạo đức dân tộc. Có thể nói Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn nhất, lâu đời nhất tại Việt Nam thế nhưng báo chí Phật giáo chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong làng báo chí nước nhà. Qua tìm hiểu, người viết nhận thấy nhược điểm lớn nhất của báo chí Phật giáo Việt Nam là: - Hình thức trình bày còn sơ sài, không đẹp mắt, so với các lĩnh vực khác, thời sự Phật giáo quá nghèo nàn, ít thông tin... nên chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Hơn nữa, các ẩn phẩm không đa dạng để hình thành sự lựa chọn phong phú cho độc giả. - Đội ngũ phóng viên chưa thật “chuyên nghiệp” và hay né tránh những sự kiện thời sự của tôn giáo có liên quan đến ý thức hệ, quan điểm tư tưởng, chính trị... Đa số người viết là nhà nghiên cứu các bài viết có giá trị khoa học về lĩnh vực này nhưng khi đề cập đến những vấn đề trên lại dè dặt hoặc lảng tránh. Trong khi đó, các nhà báo xông xáo “vào cuộc” thì phần lớn thiếu kiến thức chuyên môn về tôn giáo nên bài viết có phần phiến diện, thiếu chiều sâu. - Báo chí Phật giáo cũng cần đẩy mạnh áp dụng hiện đại hoá công nghệ thông tin để đưa báo chí Phật giáo Việt Nam tiếp cận hơn với cộng đồng người Việt nam sinh sống ở nước ngoài và quảng bá hình ảnh Đạo Phật cũng như văn hoá Việt Nam với bạn bè quốc tế. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể áp dụng vào việc tổ chức, xuất bản, phát hành báo chí Phật giáo Việt nam những năm sau. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: - Phạm Minh Đức (2001, Khoá 38- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội), Khoá luận tốt nghiệp ngành báo chí: “Hiện trạng tình hình đạo Công giáo Việt Nam trên báo Chính nghĩa và Người Công giáo Việt Nam” do Giáo sư Hà Minh Đức hướng dẫn. - Trần Lưu (2001, Khoá 38- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội), Khoá luận tốt nghiệp ngành báo chí: “Báo chí Việt Nam với vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo” do GS- TS Đỗ Quang Hưng hướng dẫn.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Hong Hanh 2. Sex: Female 3. Date of birth: 4th November 1978 4. Place of birth: Hanoi 5. Admission decision number: 1845/2005/QĐ-XHNV-KH&SĐH - decision of the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. Dated 26th July 2005 6. Changes in academic process: - Deferring course for 1 year from 2006 to 2007 pursuant to Decision number 646/QĐ/XHNV-KH&SĐH of the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi, dated 22/9/2006. - Continuing the course pursuant to Decision number 536/QĐ/XHNV-KH&SĐH of the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi, dated 07/9/2007. - Extending the due date for defending thesis to 2010, pursuant to Decision number 891/QĐ-KHXH&SĐH of the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi, dated 26/11/2009. 7. Official thesis title: “Buddhism Press in Vietnamese– Practices and Problems” 8. Major: Journalism 9. Code: 60 32 01 10. Supervisors: Professor Do Quang Hung – Doctorate, lecturer of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 11. Summary of the findings of the thesis: In recent years, religion issues have been being top security issue in the world. Therefore, propagating and providing information about religion in general and Buddhism in particular are of very important function of press. With this acknowledgment, the thesis “Buddhism Press in Vietnamese– Practices and Problems” comes into existence. One outstanding feature of Buddhism Press nowadays is clarifying religious issues in social life, facilitating the objective and appropriate outlook about religion of persons who interested in Buddhism. This class of press also promotes attitude and tradition of the nation, contributing in building the great unity of ethnics and religions. Besides, it contributes a significant part in encouraging and instructing for the development of national economy in accordance with national tradition and ethic. Buddhism is one of the major and long-standing religions in Vietnam, however Buddhism Press is still of small account in Vietnamese Press community. Under consideration, the writer realises that its major drawbacks are as follows: - The performance is simple and unattractive; the Buddhism news and information is insufficient; therefore it is unable to attract the interest of the audience. Furthermore, the products are not enough diversified to offer various options for audience. - The correspondents are not really “professional” and tend to avoid religious events which involve political view and attitude. Most of the correspondents are professional in scientific value of the field but not willing or avoid reporting these issues. In the meantime, correspondents who are eager to “combat” but lack of specific knowledge results in the articles are unsatisfying and unthorough. - Buddhism Press also needs to apply modern information technology in order to approach Vietnamese oversea residents and broadcasting Buddhism images as well as Vietnamese culture to the world. 12. Practical applicability, if any: applicable to implement, issue and publish Vietnamese Buddhism Press in the forthcoming years 13. Further research directions, if any: N/A 14. Thesis-related publications: - Pham Minh Duc (2001, Year 38 - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi). Graduation thesis for journalism “The practice of Catholicism on “Justness and Vietnamese catholic magazine”” under the supervision of Professor Ha Minh Duc. - Tran Luu (2001, Year 38 - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi). Graduation thesis for journalism “Vietnamese Press with the belief and religions” under supervision of Professor – Doctor Do Quang Hung.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây