Công bố quốc tế: Ý nghĩa và vấn đề đặt ra

Thứ ba - 08/10/2013 00:08

Ngày 18/9/2013 vừa qua, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng, đã kí quyết định số 2097/QĐ-XHNV-KH khen thưởng cho 21 công trình khoa học công bố quốc tế trong năm học 2012-2013 của các cán bộ Nhà trường. Sau 4 năm chính thức thực hiện chính sách khen thưởng cho các công trình khoa học công bố quốc tế đến nay, đây là năm đầu tiên hoạt động này đã có sự thay đổi đột biến cả về lượng và chất.

Công bố quốc tế: Ý nghĩa và vấn đề đặt ra
Công bố quốc tế: Ý nghĩa và vấn đề đặt ra

Thứ nhất là về số lượng. Trong năm học 2012-2013, tổng cộng đã có 21 công trình khoa học của cán bộ Nhà trường được công bố trên các ấn phẩm quốc tế. Trong ba năm học trước 2009-2010, 2010-2011 và 2011-2012, số công trình công bố quốc tế của cán bộ Nhà trường lần lượt là 7, 11 và 18. Như vậy số công trình công bố quốc tế năm nay gấp ba lần số năm học 2009-2010 và gần gấp đôi số năm học 2010-2011.

Công bố  quốc tế: Ý nghĩa và vấn đề đặt ra

Số bài báo công bố quốc tế của cán bộ Trường ĐHKHXH&NV.


Thứ hai là về chất lượng. Trong số 21 công trình khoa học của các cán bộ Nhà trường công bố quốc tế năm nay, có tới 6 bài được đăng trên các tạp chí thuộc danh mục tạp chí ISI và Scopus. Các tạp chí trong danh mục của ISI ((ISI = Institute of Scientific Information = Viện Thông tin Khoa học) và Scopus là những tạp chí khoa học có uy tín, có tầm ảnh hưởng khoa học rộng. ISI được thành lập vào năm 1960 và đến nay đã trở thành một Viện có uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ dữ liệu thư mục. Đặc biệt, hàng năm ISI xuất bản Tạp chí Báo cáo Trích dẫn (Journal Citation Reports) thống kê “hệ số ảnh hưởng” (impact factor) của từng tạp chí. Hiện nay, tổng số tạp chí trong danh mục của ISI là 14.000. Trong khi đó, Scopus là một cơ sở dữ liệu về các tóm tắt và trích dẫn của các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học do Nhà xuất bản Elsevier phát hành. Cơ sở này bao gồm 21.000 tên tạp chí của hơn 5.000 nhà xuất bản khác nhau, trong đó có đến 20.000 tạp chí khoa học có phản biện và ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, kĩ thuật, y học và khoa học xã hội.

Điều đáng nói là cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn không có bất kì một tạp chí nào được lọt vào danh mục của ISI và SCOPUS, trong khi đó Singapore có 80 tạp chí, Malaysia có 45, Thái Lan có 26, Philippines có 12 và Indonesia có 8. Để được lọt vào danh sách của ISI và Scopus, các tạp chí có chất lượng khoa học cao và trải qua một quy trình đánh giá khắt khe. Ví dụ, Scopus đưa ra hàng loạt tiêu chí rất khách quan, khoa học. Các tiêu chí tối thiểu bao gồm các bài báo phải được phản biện, có tóm tắt tiếng Anh, xuất bản thường kì, phần tra cứu bằng chữ hệ Roman, đạo đức xuất bản và đặc biệt phải được một Hội đồng Tư vấn và Tuyển chọn Nội dung (CSAB) độc lập quyết định. Các tiêu chí tối đa còn bao gồm chính sách của tạp chí, chất lượng nội dung, vị thế của tạp chí và khả năng cập nhật trực tuyến.

Việc có các công trình được xuất bản trên các tạp chí thuộc danh mục của ISI và Scopus có ý nghĩa lớn bởi vì đây là những chỉ số quan trọng nhất đánh giá vị thế và uy tín của các trường đại học trên thế giới. Trường nào có càng nhiều công trình khoa học được đăng trên các tạp chí này thì vị trí xếp hạng của các trường đó càng cao. Vì thế, chúng ta hiểu tại sao Việt Nam không có một trường đại học nào lọt được vào tốp 500 trường đại học hàng đầu thế giới.

Với 6 bài báo được xuất bản trong các tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus của các cán bộ Nhà trường trong năm học 2012-2013, chúng ta bước đầu có thể tin tưởng vào năng lực của mình. Tuy nhiên, mặt khác, chúng ta cũng nhận thức được tầm quan trọng của công bố quốc tế và những thách thức đang đặt ra. Nhưng có một điều chắc chắn là chúng ta phải quyết tâm, đầu tư và có nhiều biện pháp hơn nữa cho nghiên cứu khoa học chất lượng, góp phần xây dựng thành công đại học nghiên cứu xuất sắc ở Việt Nam.

Phụ lục: Danh sách 6 công trình của cán bộ Trường Đại học KHXH & NV năm học 2012-2013 được đăng trên các tạp chí ISI và Scopus:

TT Tác giả Tên công trình Địa chỉ xuất bản Số, trang
 1 Nguyễn Trường Giang

BM. Nhân học

Community-Based Videos and Migration Issues: The Case of the Thai Community in Hanoi Visual Anthropology

Vol.26, 2013, No3, pp.204-214

 

 2 Nguyễn Tuấn Anh

K. Xã hội học

Becoming and being urban in Hanoi: Rural-urban migration and relations in Vietnam The Journal of Peasant Studies

 

Vol. 39, 11/2012, No. 5, pp.1103-1131

 

 3 Nguyễn Văn Chính

BM. Nhân học

Recent Chinese Migration to Vietnam Asian and Pacific Migration Journal, Vol.22, 2013, No.1, pp.7-30
 4 Nguyễn Hoàng Sơn

K. Thông tin Thư viện

Interpreting the knowledge map of digital library research (1990–2010) Journal of the American Society for Information Science and Technology

Volume 64, 2013, Issue 6, pp. 1235–1258

 5 Phạm Hồng Long

K. Du lịch học

Tourism Impacts and Support for Tourism Development in Ha Long Bay, Vietnam: An Examination of Residents Perceptions Asian Social Science

Vol.8, No.8, 7/2012, pp.28-39

 6 Trần Thị Mai Hoa

K. Du lịch học

Development of Japanese – style Ecotourism Based on School Excursion: A Case Study in IidaCity, NaganoPrefecture Japanese Journal of Human Geography

Vol. 64 No.4, 2012, pp.1-21

Tác giả: PGS.TS Phạm Quang Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây