Ngôn ngữ
Tiểu ban Các vấn đề lý thuyết dịch thuật. (Ảnh: Thành Long)
Ở Việt Nam hiện nay, văn học dịch chiếm tỷ trọng lớn, phong phú về chủng loại và ngôn ngữ, giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn học. Đặc biệt từ khi thực hiện chính sách đổi mới ở Việt Nam, văn học dịch đã có sự phát triển “bùng nổ”. Dù vậy, dịch thuật văn học ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề: không có các chương trình đào tạo hệ thống, bài bản về mô hình lý thuyết dịch văn học, phương pháp và kỹ năng dịch. Việc giảng dạy về dịch văn học chủ yếu được tiến hành trong các trường ĐH chuyên ngành tiếng nước ngoài và được coi như một phần của thực hành ngoại ngữ. Dịch văn học hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm có tính chất cá nhân, và do đó ảnh hưởng đến chất lượng các tác phẩm dịch.
PGS.TS Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng) phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Thành Long)
Trong bối cảnh đó, hội thảo do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức nhằm góp phần đi sâu vào các vấn đề lý thuyết dịch thuật, đào tạo dịch thuật cũng như những liên quan giữa dịch thuật và văn học.
Hội thảo chia làm hai tiểu ban: Các vấn đề lý thuyết dịch thuật và Dịch thuật và sự phát triển của đời sống văn học.
Một số nội dung cụ thể được thảo luận tại hội thảo như: Dịch thuật trong xã hội tri thức, Giao tiếp liên văn hoá trong dịch văn học, phiên dịch và cải biên - sự chuyển hoá liên ký hiệu, Dịch văn học phương Tây ở Sài Gòn - Gia Định trong buổi bình minh của văn học quốc ngữ, Dịch thuật văn học Trung Quốc thế kỷ 20 ở Việt Nam từ góc nhìn văn học sử, Dịch văn học thiểu số ra tiếng Việt - lịch sử và hiện tại, Dịch thơ Việt sang tiếng Pháp - lý luận và thể nghiệm, Dịch Nôm kinh điển Nho gia tại Việt Nam - nhìn từ khía cạnh tư liệu, phiên dịch và thông diễn kinh điển, Thi pháp dịch thuật tại Việt Nam…
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn