Hội thảo Triết học C.Mác và Việt Nam: Lịch sử và Hiện tại

Thứ bảy - 09/06/2018 05:53
Sáng 8/6/2018, Khoa Triết học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo “Triết học C.Mác và Việt Nam: Lịch sử và hiện tại”.

Hội thảo thu hút đươc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước. Hơn 40 tham luận của các nhà nghiên cứu đã được trình bạy tại Hội thảo khoa học.

Hội thảo chia làm bốn phiên, đề cập đến nhiều khía cạnh về triết học C.Mác và Việt Nam, từ lịch sử cho đến đời sống hiện tại hôm nay.

Các chủ đề được đại biểu đặc biệt quan tâm là: Tư duy kinh tế của các C.Mác và dấu ấn của nó trong xã hội hiện đại; học thuyết kinh tế của C.Mác về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong bộ “Tư bản” và ý nghĩa hiện thời của nó; vấn đề về “tha hóa” của Hêghen qua đánh giá của C.Mác trong tác phẩm bản thảo “Kinh tế - Triết học” năm 1844; Tư tưởng chung của C.Mác và Ăngghen về con người, xã hội, nhà nước; tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế, sản xuất, khoa học và công nghệ

Phiên tham luận với chủ đề C.Mác qua các tác phẩm do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Thúy Vân chủ trì

Nội dung thảo luận :C.Mác và các vấn đề lý luận, thực tiễn Việt Nam nhận được sự thu hút đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Các báo cáo tại Hội thảo trong mảng nội dung này đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn như: thực trạng nghiên cứu di sản C.Mác ở Việt Nam; quan niệm duy vật lịch sử của C.Mác và vấn đề xây dựng mô hình phát triển ở Việt Nam hiện nay; vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của chủ nghĩa Mác-Lênin trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay…

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đang trình bày tham luận tại hội thảo

Toàn cảnh phần giao lưu, trao đổi tại hội thảo

Tác giả: Hoài An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây