Ngôn ngữ
Đến dự tọa đàm có PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Nhà trường), TS.Ngô Thị Kiều Oanh (Chủ tịch Công đoàn trường, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ).
Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn khẳng định chuẩn học vị đối với giảng viên theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội là trình độ Tiến sĩ. Hiện nay, tỉ lệ chuẩn học vị và tỷ lệ giảng viên có chức danh GS, PGS của Nhà trường khá cao so với mặt bằng chung của các trường thuộc khối các ngành KHXH&NV. Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và nâng cao vị thế của Nhà trường, Nhà trường mong muốn các giảng viên tập trung hoàn thành sớm nhất, nhanh nhất và đúng lộ trình nhất để đạt chuẩn học vị. PGS. Hoàng Anh Tuấn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ giảng viên trong việc thu hút sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo.
Báo cáo về “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn học vị giai đoạn 2018-2020”, TS. Ngô Thị Kiểu Oanh cho biết, chuẩn học vị sẽ tác động trực tiếp đến cá nhân giảng viên theo hướng tích cực. Theo quy định, Nhà trường hiện hay chỉ tuyển dụng đặc cách đối với ứng viên có học vị Tiến sĩ. Nếu giảng viên có học vị Tiến sĩ thì mới được tham gia giảng dạy các chương trình chất lượng cao, sau đại học, hướng dẫn sau đại học … Học vị Tiến sĩ là điểu kiện tất yếu cho việc xét công nhận và bổ nhiệm chức danh Giáo sư/Phó Giáo sư…
Đội ngũ giảng viên đạt chuẩn học vị sẽ tác động lớn đến sự phát triển cho Nhà trường. Cụ thể, việc đội ngũ giảng viên đạt chuẩn học vị sẽ khẳng định sự tồn tại và phát triển các ngành và chuyên ngành đào tạo. Hơn nữa, khi nâng cao chất lượng, đây là điều kiện để có thể xem xét mở chương trình đào tạo mới. Đồng thời, chuẩn học vị sẽ tác động đến tỷ lệ GV/SV, việc đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo cũng như thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà trường .
Theo báo cáo, mục tiêu Nhà trường đặt ra đến năm 2020 là 28% giảng viên đạt chức danh GS/PGS và 65% giảng viên đạt học vị Tiến sĩ. Trên thực tế, con số thống kê đến nay cho thấy, số giảng viên có học vị Tiến sĩ chiếm 63,2 %. Có thể nói đây là một con số đáng mừng và chỉ cách mục tiêu 1.8%.
Tuy vậy, số GV đang là NCS còn nhiều và đây cũng là một thách thức. Hơn nữa, việc tuyển giảng viên có trình độ Tiến sĩ khá khó khăn. Mỗi năm trung bình Nhà trường xét tuyển đặc cách khoảng 5 Tiến sĩ. Các Tiến sĩ thuyên chuyển công tác về trường rất ít. Vì vậy, Nhà trường phải chủ động đào tạo từ nguồn lực tại chỗ. Mỗi năm trung bình có hơn 20 cán bộ bảo vệ luận án Tiến sĩ. Thêm vào đó, số lượng cán bộ giảng viên nghỉ hưu hàng năm cũng là một trở ngại trong quá trình đạt được mục tiêu của trường.
Từ thực tế đó, Nhà trường đã và đang thực hiện rất nhiều giải pháp, đưa ra các chính sách hộ trợ và khuyến khích các giảng viên nhanh chóng đạt được học vị Tiến sĩ. Các giảng viên đang học Tiến sĩ được giảm giờ nhưng vẫn hưởng nguyên lương; có thể nghỉ một học kỳ; được hỗ trợ học phí; kinh phí thực hiện luận án và thưởng khi các giảng viên hoàn thành luận án đúng thời hạn, …
Để nhanh chóng đạt được chỉ tiêu đã đề ra, TS. Ngô Thị Kiều Oanh đã đề xuất các giải pháp cho quá trình đạt chuẩn học vị cho giảng viên trẻ. Các giải pháp đã và sẽ thực hiện bao gồm các chế tài nghiêm khắc với các giảng viên và bộ môn có giảng viên chậm tiến độ; các bộ môn, khoa cần tạo điểu kiện tối đa khi phân công nhiệm vụ cho các giảng viên đang trong thời hạn thực hiện luận án; thực hiện nghiêm túc giao chỉ tiêu và đánh giá kết quả thực hiện hàng năm với từng giảng viên, bộ môn, khoa. Đặc biệt, Phòng Đào tạo cần nâng cao vai trò quản lý hơn nữa đối với các học viên, GV hướng dẫn để đưa ra các giải pháp hỗ trợ kip thời.
Toạ đàm cũng nghe TS. Nguyễn Thị Kim Dung đại diện cho Ban chuyên môn Công đoàn tổng kết khảo sát ý kiến của giảng viên trẻ. Theo khảo sát, số lượng giảng viên ở độ tuổi 30-35 đạt tỷ lệ cao nhất, và độ tuổi trên 40 chiếm tỉ lệ ít. Xét về giới tính, các giảng viên trẻ, đa số là giảng viên nữ, chiếm 65%. Khảo sát đã chỉ ra vấn đề độ tuổi và giới tính sẽ quyết định đến mức độ cản trở và mức độ khó khăn trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án như lý do về sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, về thời gian …, đặc biệt đối với các giảng viên nữ.
Tác giả: Hải Dương (CMP)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn