Tiếp và làm việc với các chuyên gia Nhân văn số (Digital Humanities)

Thứ tư - 30/05/2018 02:40
Ngày 28/5/2018, GS.TS. Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cùng đại diện Khoa Văn học, Khoa Thông tin thư viện, Phòng Hợp tác và phát triển đã tiếp và làm việc với nhóm các chuyên gia “Nhân văn số”  từ Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học Cornell và Đại học Columbia (Hoa Kỳ) nhằm trao đổi về việc xây dựng một dự án Digital humanities ở Việt Nam

Thay mặt Trường ĐHKHXH&NV, GS.TS. Phạm Quang Minh đã chia sẻ về sự phát triển mạnh mẽ của  ĐHQGHN với bề dày lịch sử, sự đa dạng trong đào tạo với 7 trường thành viên và quan hệ quốc tế sâu rộng, trở thành trường đại học số 1 Việt Nam và 1 trong 200 trường tốt nhất Châu Á. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng trao đổi cùng các chuyên gia về giáo dục đại học ở Việt Nam từ lịch sử Văn Miếu-Quốc tử giám đến hệ thống các trường công và tư hiện nay, vốn còn gặp khó khăn trong quá trình quốc tế hóa. Vì thế những đầu tư vào giáo dục số hóa để kết nối với các trường ĐH quốc tế là rất quan trọng. 

GS.TS. Phạm Quang Minh trao đổi với đại diện nhóm Chuyên gia Nhân văn số

Cùng chung ý tưởng kết nối giữa các trường đại học trong số hóa dữ liệu, các chuyên gia nước ngoài mong muốn được hợp tác với Trường ĐHKHXH&NV - địa chỉ hàng đầu, chuyên sâu về khoa học nhân văn ở Việt Nam để xây dựng dự án này. Việc kết hợp giữa công nghệ số và nội dung nghiên cứu nhân văn là rất mới ở Việt Nam. Trên tinh thần sẵn sàng hợp tác và học hỏi, các chuyên gia và Nhà trường đã có những trao đổi về cách thức, tên gọi, thời gian, nội dung của một hội thảo liên quan tới số hóa khoa học nhân văn. Những dữ liệu về số hóa có thể giúp các trường ĐH lớn trên thế giới hình thành mạng lưới kết nối, hợp tác trong giáo dục, các ngành khoa học nhân văn được trao đổi và giao lưu quốc tế. Đồng thời giúp sinh viên tiếp cận được các giáo trình, tài liệu sâu rộng về thế giới.

Đáp lại, GS.TS. Phạm Quang Minh tin rằng, trong năm tới, với ý tưởng, sự hỗ trợ từ các khoa liên quan trong Nhà trường, nhóm chuyên gia Nhân văn số từ các trường đại học lớn Tokyo, Columbia, Cornell sẽ tổ chức một hội thảo thành công nhằm chia sẻ kiến thức, dữ liệu số hóa về nhân văn. Trước mắt, các khoa liên quan sẽ thiết lập một nhóm các nhà khoa học để hỗ trợ, thảo luận cùng các chuyên gia nhằm chuẩn bị cũng như đưa thông tin hội thảo đến với người tham dự.

Nhân văn kỹ thuật số (DH) là một lĩnh vực hoạt động học thuật giữa máy tính hoặc công nghệ kỹ thuật số và các ngành của nhân văn. Nó bao gồm việc sử dụng có hệ thống các nguồn tài nguyên kỹ thuật số trong nhân văn, cũng như sự phản ánh trên ứng dụng của họ. DH có thể được định nghĩa là những cách thức nghiên cứu, giảng dạy và xuất bản hợp tác, liên ngành và tính toán. Nó mang đến các công cụ và phương pháp kỹ thuật số để nghiên cứu về nhân văn với sự công nhận rằng, in ấn không còn là phương tiện chính để sản xuất và phân phối kiến ​​thức. Bằng cách sản xuất và sử dụng các ứng dụng và kỹ thuật mới, DH tạo ra các loại hình giảng dạy và nghiên cứu mới. Nó nghiên cứu, phê phán cách thức tác động đến di sản văn hóa, văn hóa kỹ thuật số. Do đó, một đặc điểm riêng biệt của DH là phát triển mối quan hệ hai chiều giữa nhân văn và kỹ thuật số: cả hai lĩnh vực này đều sử dụng công nghệ để theo đuổi nghiên cứu nhân văn, cùng với công nghệ đối tượng để thẩm vấn và thẩm vấn nhân văn.

Danh sách chuyên gia Nhân văn số - Digital Humanities

  1. Simon Ingall, Điều phối viên bộ sưu tập tài nguyên trực quan, Số thức hoá, biên tập và xử lí ảnh, OCR, xử lí các tài liệu hiếm và dễ hư hỏng, quản lí tài sản số thức.
  2. Jason Kovari, Giám đốc, Biên mục và Dịch vụ siêu dữ liệu, lĩnh vực chuyên môn: siêu dữ liệu cho khám phá, truy nhập và bảo tồn; mô hình hoá dữ liệu; giới thiệu về dữ liệu móc nối và bản thể luận; lưu trữ web
  3. Oya Y. Rieger, Phó thủ thư đại học, học thức số thức và dịch vụ bảo tồn, lĩnh vực chuyên môn: tuyển tập số thức và lập kế hoạch sáng kiến nhân văn số thức, thực hiện, đánh giá; chiên lược bảo tồn số thức; tính bền vững; quản lí dự án
  4. Tre Berney, Giám đốc, Dịch vụ số thức hoá và bảo quản, tri thức chuyên gia: Số thức hoá; phòng thí nghiệm và thiết đặt số thức hoá; làm việc với tài liệu hiếm và dễ hư hỏng; cơ sở OCR; DAM;
  5. Chijui Hu, Kì Thuỵ - Nghiên cứu viên tiến sĩ của Trung tâm nghiên cứu về Nhân văn số thức, Đại học quốc gia Đài Loan, Đài Loan, với tri thức chuyên môn về Nhân văn số thức, công nghệ số thức hoá về các chữ viết dân tộc của nhóm thiểu số ở Tây Nam Trung Quốc.
  6. A. Charles Muller, Giáo sư, Trung tâm Nhân văn tiến hoá, Đại học Tokyo. Lĩnh vực nghiên cứu về Phật giáo Đông Á, Ngôn ngữ và văn học cổ điển Trung Quốc; Từ điển học; các ứng dụng XML và XSLT.
  7. Kiyonori Nagasaki, Nghiên cứu viên cấp cao Viện quốc tế về Nhân văn số thức:  http://www.dhii.jp/. Lĩnh vực nghiên cứu về ảnh số thức và các cơ sở dữ liệu ảnh.
  8. Lee Collins, Chủ tịch Hội bảo tồn di sản chữ Nôm, lĩnh vực nghiên cứu về mã hoá văn bản, Phật giáo, chữ Phạn và các ngôn ngữ khác.
  9. Ngô Trung Việt, nghiên cứu viên chính Viện Công nghệ thông tin. Lĩnh vực nghiên cứu bao gồm Kĩ nghệ phần mềm, Quản lí hệ thống thông tin, Mã hoá kí tự và tài liệu, Phật giáo và Thiền tông

Tác giả: Thúy Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây