Nhật Bản trong thời đại châu Á

Thứ ba - 10/09/2013 22:34
Hội thảo quốc tế với chủ đề “Nhật Bản trong thời đại châu Á” do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức diễn ra ngày 8/9. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Nhật Bản trong thời đại châu Á
Nhật Bản trong thời đại châu Á

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Nhật Bản trong thời đại châu Á” do Trường ĐHKHXH&NV tổ chức diễn ra ngày 8/9. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Nhật Bản trong thời đại châu Á

Phiên khai mạc của hội thảo được tổ chức tại Hội trường tầng 8 nhà E.


Tới dự hội thảo có ngài Tanizaki Yasuaki (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam); ngài Shimo Tsuji Shigeyoshi (Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn Toshiba); ngài Shirai Makoto (Chủ tịch Quỹ quốc tế Toshiba); ngài Fujita Shinya (Trưởng đại diện Công ty Châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam); ngài Nguyễn Phú Bình (Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản).

Trong diễn văn khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) đề cập đến vị thế ngày một quan trọng của châu Á với tư cách là một khu vực phát triển năng động, đã và đang tích hợp nhiều điều kiện để trở thành khu vực phát triển mạnh mẽ, có thể giữ vị trí tiên phong trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống chính trị và kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản là một quốc gia châu Á có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong những nền kinh tế hàng đầu của thế giới, giữ vai trò đầu tàu trong sự phát triển của khu vực. Thông qua các hoạt động kinh tế, khoa học – công nghệ và giao lưu văn hóa, Nhật Bản đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia châu Á. Với ý nghĩa đó, Hội thảo lần này sẽ là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế cùng chia sẻ những suy nghĩ, nhận thức về một “Thời đại châu Á”, về vai trò của Nhật Bản cũng như của tất cả các quốc gia châu Á trong bối cảnh châu Á đang trỗi dậy và ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng với thế giới.

ussh-130908-02

ussh-130908-03

GS. Hiệu trưởng cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cơ quan hữu quan, các quỹ tài trợ, các trường đại học, viện nghiên cứu của Nhật Bản… đã hợp tác, giúp đỡ Trường ĐHKHXH&NV trong những năm qua. Nhờ đó, Nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ngành Nhật Bản học, xây dựng được vị thế trọng điểm và uy tín hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu ngành học này tại Việt Nam.

Tiếp đó, ngài Tanizaki Yasuaki (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam) đã có bài phát biểu về lịch sử và triển vọng mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản và Nhật Bản – châu Á.

Ngài đại sứ nhấn mạnh: mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là “quan hệ đối tác chiến lược” và “hiện đang ở trạng thái tốt đẹp nhất trong lịch sử”. Quan hệ hai nước vun đắp trên nền móng vững chắc thông qua giao lưu trên tất cả các lĩnh vực và thế hệ. “Nhật Bản trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục hỗ trợ hơn nữa cho chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam” – ngài Đại sứ cho biết và bày tỏ mong muốn: “Trong khuôn khổ của mối quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam và Nhật Bản cần xây dựng được quan hệ hai bên cùng có lợi, thông qua sự hợp tác lâu bền hướng đến sự phồn thịnh của hai nước”.

Ngài Tanizaki Yasuaki cũng khẳng định Nhật Bản coi trọng mối quan hệ hợp tác với châu Á. Đầu tư của Nhật Bản vào châu Á đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi đắp văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau trong khu vực. Trong tương lai, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Nhật Bản – Châu Á sẽ ngày càng trở nên mật thiết hơn. Cùng với tăng trưởng kinh tế Châu Á, các vấn đề như ô nhiễm môi trường, nới rộng khoảng cách chênh lệch kinh tế giữa thành thị và nông thôn, vấn đề tiêu thụ năng lượng gia tăng … là những vấn nạn đòi hỏi Nhật Bản, Việt Nam và các nước Châu Á cùng chung tay khắc phục.

PGS.TS Nguyễn Văn Kim trình bày báo cáo đầu tiên tại hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Văn Kim trình bày báo cáo đề dẫn của Hội thảo.

Sau phiên khai mạc, có hơn 20 tham luận được trình bày tại các tiểu ban:

- Tiểu ban 1: Nhật Bản trong thời đại châu Á.

- Tiểu ban 2: Thành tựu nghiên cứu châu Á.

- Tiểu ban 3: Vị trí của châu Á trong bối cảnh quốc tế nhìn theo quan điểm của các nước châu Á.

-Tiểu ban 4: Sáng tạo một châu Á mới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp.

Hội thảo là một trong những sự kiện của Trường ĐHKHXH&NV nhằm kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2013) và 40 năm hợp tác hữu nghị ASEAN – Nhật Bản.


Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây