Ngôn ngữ
Dự kiến, đến đầu tháng 9 sẽ hoàn thành dự thảo chiến lược để đưa ra thảo luận, lấy ý kiến. (Ảnh: Thành Long/USSH)
Chiến lược NCKH sẽ có các nội dung căn bản như: căn cứ xây dựng; đánh giá hiện trạng hoạt động khoa học của Trường trên cơ sở phân tích và chỉ rõ những điểm mạnh và điểm yếu về đội ngũ nhân lực, tài chính, hợp tác quốc tế, về cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động NCKH; mục tiêu chiến lược của hoạt động NCKH đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, gồm mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể; các giải pháp, lộ trình và tổ chức thực hiện.
Để xây dựng chiến lược này, các đơn vị sẽ rà soát lại hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị mình, đề xuất các hướng nghiên cứu chính và các sản phẩm khoa học cơ bản đến năm 2020 và 2030 cùng các cơ chế và điều kiện thực hiện. Mỗi đơn vị sẽ đề xuất 01 chuyên gia tham gia nhóm chuyên gia xây dựng chiến lược KHCN của Trường. Dự kiến, đến đầu tháng 9 sẽ hoàn thành dự thảo chiến lược để đưa ra thảo luận, lấy ý kiến.
Cũng tại cuộc họp này, các đại biểu đã trao đổi và nhận diện một số vấn đề trong lĩnh vực KHCN mà Trường ĐHKHXH&NV nói riêng và ĐHQGHN nói chung hiện đang phải đối mặt. Một số điểm mạnh được chỉ ra như: Trường có đội ngũ các nhà khoa học tên tuổi, có uy tín trong nước và quốc tế, một số nhà khoa học là những chuyên gia uy tín trong các tổ chức tư vấn quốc gia về phát triển kinh tế, xã hội, đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản. Về tổ chức hoạt động KHCN, Trường đã hình thành một số nhóm nghiên cứu có trường phái trong nước và có quan hệ quốc tế tốt, hình thành được các quan hệ hợp tác phát triển về khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, một số hạn chế cũng được nhận diện như: hụt hẫng về đội ngũ cán bộ kế cận các nhà khoa học đầu ngành, nhân lực KHCN phân bố ở các ngành không đều, thiếu định hướng và tư duy về thị trường KHCN, chưa xây dựng được chiến lược KHCN đột phá và khả thi, chưa xây dựng được đội ngũ quản lý KHCN chuyên nghiệp…
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn