TYLA: Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con có rối loạn tâm thần

Thứ tư - 25/12/2019 22:41

Tên tác giả: Trịnh Thanh Hương

Tên luận án: Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con có rối loạn tâm thần

Ngành khoa học của luận án:  Tâm lý học

Chuyên ngành: Tâm lý học                                   Mã số: 62 31 04 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu “Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con có rối loạn tâm thần" để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng CSSKTT của cha mẹ đối với trẻ em có rối loạn tâm thần.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là nhận thức của cha hoặc mẹ của trẻ có RLTT trong độ tuổi từ 6-18 đang khám và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần trong thời gian nghiên cứu.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Phương pháp thnghiệm tác động

* Phương pháp phỏng vấn sâu

* Phương pháp thống kê toán học.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con có rối loạn tâm thần, kết quả nghiên cứu có những điểm mới như sau:

3.1.1. Về lý luận

Nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con có rối loạn tâm thần cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho lĩnh vực tâm lý học sức khỏe, tâm lý học lâm sàng, tâm lý y học về bệnh/ rối loạn tâm thần trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em cho đối tượng là người chăm sóc đó là cha mẹ của trẻ. Luận án đã hệ thống các tài liệu về nhận thức về bệnh, nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho đối tượng cha mẹ. Đồng thời xây dựng các khái niệm sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Luận án đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho đối tượng là cha mẹ của trẻ trong bối cảnh hiện nay.

3.1.2. Về thực tiễn

Luận án chỉ ra thực trạng nhận thức của cha mẹ về bệnh của con còn hạn chế, chưa đầy đủ. Các kiến thức về bệnh mới tập chung ở việc biết về tên bệnh, chưa nhận thức được nguyên nhân gây bệnh; biểu hiện, triệu chứng của bệnh, cũng như chưa nhận thức tốt về điều trị, người điều trị, thời gian điều trị, liệu pháp điều trị; đánh giá thấp khả năng của trẻ. Bên cạnh đó nhận thức về chăm sóc của cha mẹ mới chỉ tập chung vào chăm sóc học tập và chăm sóc thể chất hơn là chăm sóc tinh thần khi con có bệnh. Luận án cũng chỉ ra được mối tương quan cũng như dự báo được mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ và chăm sóc của họ. Cha mẹ nhận thức về bệnh, về chăm sóc càng tốt thì hành vi chăm sóc của họ với con càng thường xuyên. Ngoài ra, các biến số nhân khẩu xã hội như trình độ học vấn, tình trạng hôn  nhân… cũng có tương quan và dự báo được hành vi chăm sóc của cha mẹ với con. Thử nghiệm tác động giáo dục tâm lý cho cha mẹ cũng cho thấy, nhận thức của cha mẹ về bệnh của con, về chăm sóc có sự thay đổi tốt lên sau mỗi lần tác động.

3.2. Kết luận

Luận án đã điểm lược những xu hướng nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhận thức của cha mẹ về rối loạn sức khỏe tâm thần, về chăm sóc sức khỏe tâm thần, hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã làm sáng tỏ các khái niệm: sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần; nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần (chương 1 và chương 2).

Phân tích đánh giá về thực trạng nhận thức của cha mẹ về rối loạn sức khỏe tâm thần của con, nhận thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con, những hoạt động chăm sóc của họ với con (chương 3 và chương 4).

Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số ý kiến để nâng cao nhận thức cho cha mẹ về rối loạn tâm thần trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em. Từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc của cha mẹ đối với con.

                                                       SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Trịnh Thanh Hương

Thesis title: Parental awareness of mental health care for children with mental health disorders

Scientific branch of the thesis: Psychology

Major: Psychology                                        Code: 62 31 04 01

The name of postgraduate training institution: University of Social Siences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

1. The purpose and the object of the thesis

1.1. Research purposes

This study aims to understand "Parental Awareness of Mental Health Care for Children with Mental Disorders" from which to propose measures to improve the quality of mental health care of parents. with children with mental disorders.

1.2. Research subjects

The object of the study is the awareness of parents of children with mental disorders aged 6-18 who are being examined and treated at the Institute of Mental Health during the study period.

2. Methodology and methods of the thesis

* Document research method

* Survey method by questionnaire

* Impact test method

* In-depth interview method

* Mathematical statistical methods.

3. Major results and conclusions of the thesis

3.1. The major results of the thesis

The thesis is an in-depth, systematic and relatively comprehensive scientific research of parents' awareness about mental health care for children with mental disorders, the results of the research are as follows:

3.1.1. About the theories of the thesis

Research on parental awareness about mental health care for children with mental disorders provides additional scientific and practical basis for health psychology, clinical psychology, and psychology about child psychiatric illness / disorder, child mental health care for the caregivers that are the child's parents. The thesis has system of documents on disease awareness, health care awareness for parents. At the same time build concepts of mental health, children mental disorder, mental health care, and mental health awareness. The dissertation provides recommendations to contribute to raising awareness about mental health care for parents of children in the current context.

3.1.2. Practical results of the thesis

The thesis shows that the reality of parents' awareness about their children's diseases is limited and incomplete. The new knowledge about disease concentrates on knowing the disease name, not being aware of the causes of the disease; manifestations and symptoms of the disease, as well as not being well aware of the treatment, the treatment, the duration of treatment, therapy; underestimate the ability of the child. Besides, parents' awareness of care only focuses on academic and physical care rather than mental care when their children are ill. The thesis also points out the correlation as well as predict the relationship between parents' awareness and their care. The more parents become aware of their illnesses, the better they take care of them, the more often they will care for them. In addition, socio-demographic variables such as education level, marital status ... are also correlated and predict parents' care behavior with their children. The impact test of psychological education for parents also showed that parents' awareness of their child's illness and care has improved after each impact.

3.2. Conclusions

The thesis summarizes research trends in the world and in Vietnam about parents' perceptions of mental health disorders, mental health care, and effectiveness of mental health care programs. On the basis of inheriting and systematizing theoretical issues from domestic and foreign research works, the thesis has clarified the concepts: mental health, children mental disorder, health care. mental health; Mental health awareness (chapter 1 and chapter 2).

Analyze and assess the status of parents' awareness of their children's mental health disorders, their perceptions of their children's mental health care, their caring activities with their children (chapter 3 and chapter 4).

From the research results, the author has proposed some ideas to raise parents' awareness about children's mental disorders and mental health care for children. Since then improve the quality of parental care for children.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây