Ngôn ngữ
Tên tác giả: Lê Thu Trang
Tên luận án: Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam thuộc Bộ Công an
Ngành khoa học của luận án: Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng về hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở các trại giam và các yếu tố ảnh hưởng, đề tài đưa ra các kiến nghị nâng cao năng lực tham vấn cho cán bộ làm tham vấn ở trại giam
1.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích trường hợp
- Phương pháp xử lý dữ liệu bằng toán học thống kê
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Kết quả nghiên cứu thực tiễn về hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam tập trung làm rõ các khía cạnh:
- Thực trạng những khó khăn trong hoạt động tham vấn ở trại giam
- Những biểu hiện về cảm xúc tiêu cực và hành vi tiêu cực của phạm nhân
- Các chủ đề, thời gian và số lượng phạm nhân được tham vấn
- Sự chủ động trong công việc của cán bộ quản giáo
- Kỹ năng tham vấn cho phạm nhân của cán bộ quản giáo
- Các nguyên tắc đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp cần có của nhà tham vấn
- Hiệu quả sau tham vấn
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn ở trại giam của cán bộ quản giáo
- Các yếu tố dự báo cho hoạt động tham vấn trong trại giam của cán bộ quản giáo
3.2. Kết luận
- Về lý luận: Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hoá các nghiên cứu trên thế giới, luận án đã xác định các khái niệm công cụ của đề tài liên quan đến hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo cho phạm nhân ở trại giam, đồng thời chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hành tham vấn của cán bộ quản giáo ở trại giam. Kết quả luận án được sử dụng như một tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và đào tạo về tham vấn ở trại giam.
- Về thực tiễn: Kết quả khảo sát 359 cán bộ quản giáo ở ba trại giam cho thấy đánh giá của họ về các bình diện của hoạt động tham vấn. Nhìn chung, do yêu cầu nhiệm vụ quản lý giáo dục phạm nhân nên cán bộ quản giáo có sự hiểu biết cao về công việc liên quan đến phạm nhân trong tham vấn, cán bộ quản giáo gặp khó khăn khi vận dụng kỹ năng đặt câu hỏi đối với tình huống của phạm nhân và họ coi trọng các phẩm chất đạo đức gắn với năng lực nghề nghiệp chuyên biệt hơn so với các phẩm chất gắn với năng lực nghề nghiệp chung, nguyên tắc bảo mật thông tin được cán bộ quản giáo ưu tiên sử dụng nhiều nhất trong tham vấn.
Một số dự báo cho hoạt động tham vấn của cán bộ quản giáo được rút ra trong Luận án là: Dự báo sự thay đổi về thời gian và số lượng phạm nhân được tham vấn, dự báo sự thay đổi về việc tham vấn theo các chủ đề, dự báo sự thay đổi về kỹ năng tham vấn, dự báo sự thay đổi về phẩm chất nghề và dự báo sự thay đổi về khía cạnh đạo đức trong tham vấn.
Đóng góp mới của Luận án là nghiên cứu đã chỉ ra sự lẫn lộn vai trò, sự mâu thuẫn giữa đạo đức nghề nghiệp và đạo đức cá nhân, giữa yêu cầu thể chế nơi giam giữ và yêu cầu tham vấn ở cán bộ quản giáo. Do tính chất kiêm nhiệm nhiều vai trò và nhiệm vụ công việc trong bối cảnh trại giam ở Việt Nam hiện nay, hoạt động tham vấn đặt người cán bộ quản giáo đứng trước nhiều thách thức phải đối mặt và khi người cán bộ quản giáo được tách biệt vai trò của mình trong công việc ắt hẳn họ sẽ thực hiện hoạt động tham vấn cho phạm nhân hiệu quả hơn.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Le Thu Trang
Thesis title: Psychological counseling activities of prison officers for prisoners in the prison of Ministry of Public Security
Scientific branch of the thesis: Psychology
Major: Psychology Code: 62 31 04 01
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities
1. Thesis purpose and objectives
1.1 Thesis purpose: The thesis is based on hypotheses and investigating the situation of psychological counseling activities of prison officers in jails and some factors affecting. The thesis gives some comments for raising officer’s consultation capacity.
1.2 Objectives: Psychological counseling activities of prison officers in the prison
2. Research methods
3. Major results and Conlusions
3.1 Major results
Practical results of psychological counseling activities of prison officers for prisoners in detention center focus on clarifying aspects:
- Some disadvantages situation of consultation activities in detention center
- Some negative experssion emotions and prisoner’s negative behavior
- Topics, Time and the number of prisoner who were consulted
- Prison officers ’s initiative in work
- Psychological counseling skill for prison officers
- Some Morality rules and professional qualities of consultor
- Effective after consultation
- Some factors effect on consultation activities in prison
- Predictive factors for consultation activities in prison
3.2 Conclusions
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn