Ngôn ngữ
Tên tác giả: Nguyễn Đỗ Hồng Nhung
Tên luận án: Định hướng giá trị gia đình của thanh niên
Ngành khoa học của luận án: Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng định hướng giá trị gia đình, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị gia đình của thanh niên. Qua đó, đưa ra các kiến nghị nhằm hỗ trợ thanh niên có định hướng giá trị gia đình hợp lý, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là giá trị gia đình và định hướng giá trị gia đình của thanh niên.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
2.1. Phương pháp luận
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện về định hướng giá trị gia đình của thanh niên, kết quả nghiên cứu có những điểm mới như sau:
3.1.1. Về lý luận
Nghiên cứu định hướng giá trị gia đình của thanh niên cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho lĩnh vực tâm lý học gia đình, tâm lý học giáo dục và nghiên cứu định hướng giá trị cho thanh niên. Luận án đã hệ thống các tài liệu về định hướng giá trị gia đình của thanh niên, xây dựng các khái niệm định hướng, giá trị gia đình, định hướng giá trị gia đình của thanh niên. Luận án đưa ra những kiến nghị góp phần định hướng giá trị gia đình hợp lý cho thanh niên trong bối cảnh hiện nay.
3.1.2. Về thực tiễn
Luận án chỉ ra được thực trạng định hướng giá trị gia đình của thanh niên hiện nay, làm rõ các giá trị gia đình mà thanh niên hướng tới và lựa chọn. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy, các nội dung giá trị gia đình liên quan đến mối quan hệ cha mẹ - con cái và trách nhiệm trong gia đình được thanh niên lựa chọn có xu hướng ưu tiên các giá trị truyền thống; nội dung hôn nhân, sinh con – nuôi dưỡng con cái và vai trò giới trong gia đình nghiêng về các giá trị hiện đại. Ngoài ra, nam thanh niên có xu hướng bảo lưu các giá trị gia đình truyền thống hơn nữ thanh niên.
3.2. Kết luận
Luận án đã điểm lược những xu hướng nghiên cứu trên thế giới về định hướng giá trị gia đình. Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã làm sáng tỏ các khái niệm: giá trị gia đình, định hướng giá trị gia đình, định hướng giá trị gia đình của thanh niên (chương 1 và chương 2).
Phân tích đánh giá về thực trạng định hướng giá trị gia đình của thanh niên, một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị gia đình của thanh niên cũng như chỉ ra xu hướng biến đổi trong định hướng giá trị gia đình của thanh niên (chương 3 và chương 4).
Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số ý kiến để thanh niên có định hướng giá trị gia đình hợp lý, kế thừa và phát huy những giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận có chọn lọc các giá trị gia đình hiện đại; đấu tranh loại bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Nguyen Do Hong Nhung
Thesis title: Family value orientation of youths
Scientific branch of the thesis: Psychology
Major: Psychology Code: 62 31 04 01
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
1. The purpose and the object of the thesis
1.1. The purpose of the thesis
Research the theory and current situation of family value orientation; find out the factors affecting the family value orientation of young people. Thereby, making recommendations to support young people with a reasonable family value orientation, bringing happiness to themselves and their families.
1.2. The object of the thesis
The object of the thesis research is family value and family value orientation of youths.
2. Methodology and methods of the thesis
2.1. Methodology of the thesis
2.2. Methods used in the thesis
The thesis uses a combination of the following methods:
- Document research method
- Methods of investigation by questionnaire
- In-depth interview method
- Group discussion method
- Typical psychological portrait analysis method
- Method of processing data by mathematical statistics
3. Major results and conclusions of the thesis
3.1. The major results of the thesis
The thesis is an in-depth, systematic and relatively comprehensive scientific research project on young family's value orientation, with new findings as follows:
3.1.1. About the theories of the thesis
Youth-oriented family value research provides additional scientific and practical foundations for the field of family psychology, educational psychology and value-oriented research for young people. The thesis has system of documents on youth's family-oriented values, constructing concepts of orientation, family value, family value orientation of youth. The thesis proposes recommendations that contribute to orienting reasonable family values for young people in the current context.
3.1.2. Practical results of the thesis
The thesis shows the current situation of youth's family value orientation, clarifies the family values that young people target and choose. Practical research shows that family values related to parent-child relationship and family responsibilities selected by young people tend to favor traditional values; content of marriage, childbirth - rearing children and gender role in the family in favor of modern values. In addition, young men tend to preserve traditional family values over young women.
3.2. Conclusions
- The thesis summarizes the research trends in the world on family value orientation. On the basis of inheriting and systematizing theoretical issues from domestic and foreign research works, the thesis has clarified the concepts: family value, family value orientation, family value orientation of youths (chapter 1 and chapter 2).
- Analyzing and assessing the status of youth's family-oriented orientation, a number of factors affecting youth's family value orientation as well as showing the trend of change in youth's family value orientation (chapter 3 and chapter 4).
- From the research results, the author has proposed a number of suggestions for young people to have reasonable family values, inherit and promote good traditional family values, selectively receive modern family values; fight to eliminate obsolete, outdated and inappropriate values.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn