TYLA: Đối chiếu và chuyển dịch thành ngữ Anh – Việt nói về sức khỏe

Thứ hai - 06/01/2020 03:08

Tên tác giả: Trần Huy Sáng

Tên luận án: Đối chiếu và chuyển dịch thành ngữ Anh – Việt nói về sức khỏe

Ngành khoa học của luận án:  Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                              Mã số: 62220241

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu được những sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc và nghĩa biểu trưng của thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt liên quan đến chủ đề sức khỏe, tìm ra được các thành ngữ tương đương giữa hai nhóm thành ngữ và sau đó đề xuất được những biện pháp chuyển dịch phù hợp các thành ngữ không tương đương trong tiếng Anh có liên quan đến chủ đề sức khỏe cho học viên là người Việt Nam học tiếng Anh.

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt nói về sức khỏe và phương thức chuyển dịch nhóm thành ngữ này từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Các thành ngữ được lựa chọn cẩn thận từ các nguồn ngữ liệu có uy tín, chủ yếu được lấy từ các từ điển chuyên về thành ngữ trong cả hai ngôn ngữ. Khái niệm về sức khỏe được căn cứ vào định nghĩa về sức khỏe của tổ chức Y Tế Thế Giới bao gồm cả sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và xã hội. Tiêu chí lựa chọn các thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh và tiếng Việt được lựa chọn cẩn thận dựa trên việc xem xét kĩ lưỡng nghĩa của thành ngữ đó trong các ví dụ cụ thể được đưa ra trong các từ điển có uy tín cả trong tiếng Anh và tiếng Việt.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

           Phương pháp nghiên cứu của luận án dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học so sánh đối chiếu (comparative - contrastive linguistics). Luận án lấy thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh làm đơn vị xuất phát để khảo sát và đối chiếu với thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Việt. Luận án chỉ giới hạn xem xét đối chiếu hai ngôn ngữ nhằm làm nổi bật những đặc trưng về cấu trúc cũng nhưng phương thức biểu đạt nghĩa của thành ngữ nói về sức khỏe trong hai ngôn ngữ.

           Ngoài phương pháp so sánh đối chiếu nêu trên, để phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi cũng áp dụng các phương pháp, thủ pháp như:

-           Thủ pháp thống kê giúp chúng tôi có cai nhìn tổng thể tới sự phân bố các đơn vị thành ngữ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt cũng như mức độ sử dụng và khả năng chuyển dịch chúng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Từ đó sẽ có cơ sở để kiến giải các đặc trưng về tư duy, dân tộc ở cả hai ngôn ngữ.

-           Phương pháp miêu tả giúp làm sáng tỏ thêm các đơn vị thành ngữ trong phạm vi luận án, giúp nhận dạng được thành ngữ qua cấu trúc ngôn ngữ và cơ chế tạo nghĩa của thành ngữ, từ đó làm sáng tỏ thêm các các đặc trưng trong tư duy của mỗi dân tộc giúp làm nổi bật được những sự tương đồng và dị biệt của các thành ngữ nói về sức khỏe trong hai ngôn ngữ.

-           Phương pháp đối chiếu tương phản (lấy thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh làm ngôn ngữ đối tượng, thành ngữ tiếng Việt cùng loại làm ngôn ngữ phương tiện) giúp tìm ra những sự tương đồng và dị biệt liên quan đến hình thức, phương thức biểu hiện nghĩa biểu trưng của thành ngữ nói về sức khỏe, sau đó đối chiếu tìm ra những thành ngữ nói về sức khỏe tương đương giữa hai ngôn ngữ và đề xuất các phương thức chuyển dịch phù hợp đối với các thành ngữ không tương đương.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thành ngữ, nghĩa biểu trưng của thành ngữ, phương thức đối chiếu thành ngữ và lý thuyết liên quan đến chuyển dịch và chuyển dịch thành ngữ.

- Làm rõ cấu trúc cú pháp và phạm vi biểu hiện ngữ nghĩa của thành ngữ nói về sức khỏe trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Trên cơ sở đó, luận án đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt trong thành ngữ nói về sức khỏe của hai ngôn ngữ.

- Phân tích hình ảnh biểu trưng của các thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh và tiếng Việt  từ đó đưa ra được những đặc trưng về tư duy của Anh và người Việt liên quan đến vấn đề sức khỏe trong khuôn khổ các thành ngữ nói về sức khỏe trong hai ngôn ngữ.

- Luận án đã tìm ra những thành ngữ nói về sức khỏe có thể chuyển dịch tương đương giữa hai ngôn ngữ và gợi ý những phương pháp hợp lý để chuyển dịch những thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh không có dạng tương đương trong tiếng Việt.

3.2. Kết luận

- Khái niệm thành ngữ trong tiếng Anh là một khái niệm lớn hơn bao trùm khái niệm thành ngữ tiếng Việt. Cấu trúc cú pháp của thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh ngoài việc chia sẻ một số ít điểm chung như có sử dụng cấu trúc so sánh, có sử dụng hiện tượng lặp âm và đối âm thì còn nhiều điểm khác biệt so với của tiếng Việt. Chẳng hạn tiếng Việt được phân thành ba nhóm chính là thành ngữ so sánh, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng, còn tiếng Anh chủ yếu sử dụng các cấu trúc dạng danh ngữ, động ngữ, tính ngữ và cụm giới từ.

- Phạm vi biểu hiện ngữ nghĩa thành ngữ nói về sức khỏe khá tương đồng khi cả hai ngôn ngữ đều biểu hiện nghĩa sức khỏe ở các phạm vi khác nhau như khỏe về thể chất, khỏe về tinh thần, yếu về thể chất, yếu về tinh thần, mắc bệnh, hồi phục và cái chết.

- Thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh và tiếng Việt có khả năng sử dụng các hình ảnh đặc trưng để biểu trưng ngữ nghĩa mang đậm đặc điểm tư duy của mỗi dân tộc. Chẳng hạn, cùng đề cập đến sự khỏe manh thể chất, người Anh ví khỏe như “sư tử”, như “ngựa” còn người Việt lại ví khỏe như “trâu”, như “bò”. Đây cũng chính là những con vật đại diện cho hai đặc điểm văn hóa khác nhau của hai dân tộc.

- Luận án đã sử dụng ba phương thức chuyển dịch tương tương gồm tương đương gần hoàn toàn cả về hình thức lẫn nội dung, tương đương về hình thức nhưng có một số thành tố từ vựng khác biệt và tương đương động. Luận án cũng sử dụng bốn phương pháp để chuyển dịch các thành ngữ nói về sức khỏe không tương đương gồm sử dụng từ hoặc thuật ngữ chuyên ngành, sử dụng cụm từ hoặc ngữ cố định không phải thành ngữ, sử dụng sử dụng dạng vay mượn, và sử dụng cách dịch nghĩa, dịch diễn giải hoặc các từ tự do; trong đó, phương thức sử dụng các từ hoặc thuật ngữ chuyên ngành để chuyển dịch các thành ngữ nói về sức khỏe trong tiếng Anh sang tiếng Việt là phát hiện mới của luận án.

                                                                SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Tran Huy Sang

Thesis title: Contrast and translation of English and Vietnamese idioms on health

Scientific branch of the thesis: Comparative and contrastive linguistics

Major:  Linguistics                                                 Code: 62220241

The name of postgraduate training institution: University of Social Science and Humanity – Hanoi National University

1. Thesis purpose and objects

  • The main purpose of this thesis is to understand the similarities and differences in the structure and symbolism of English and Vietnamese idioms on health, and to find equivalent idioms between the two groups of idioms and also propose appropriate measures to translate idioms on health that are not equivalent between the two languages.
  • The objects of the study are English and Vietnamese idioms on health and how to translate this idiom group from English to Vietnamese. The idioms are carefully selected from reputable idiomatic sources, mainly taken from dictionaries of idioms in both English and Vietnamese. The concept of health is based on the World Health Organization's definition of health, including physical, mental and social health. The criteria for selecting health-related idioms in English and Vietnamese are carefully selected based on a thorough examination of the meaning of each idiom in specific examples given in reputable dictionaries.

2. Research methods

   The research method of the thesis is based on comparative - contrastive linguistics. The thesis takes idioms about health in English as a starting unit for surveying and contrasting with idioms on health in Vietnamese. The thesis only confines the comparison of two languages ​​in order to highlight the structural features as well as the mode of expressing symbolic meaning of idioms on health in two languages.

   In addition, for the purposes of the thesis, we also apply methods and tactics such as:

  • Statistical tactics to help us have an overview of the distribution of idiomatic units in both English and Vietnamese ​​as well as the level of use and ability to translate them from one language to another. As a result, there will be grounds for interpreting the characteristics of thinking and ethnicity in both languages.
  • Descriptive method to help clarify idiomatic units within the thesis, identify idioms through linguistic structures and mechanisms of meaning creation of idioms, thereby clarifying characteristics each ethnic's ideology to help highlight the similarities and differences of health idioms in two languages.
  • Contrast collation method (using idioms on health in English as the target language, Vietnamese idioms of the same type as a media language) to help find similarities and differences related to pictures knowledge, the method of expressing symbolic meaning of the idioms on health, then collate and find idioms of health equivalents between the two languages ​​and propose suitable translation methods for the idioms that are not equivalent.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

  • The thesis has codified the theoretical basis of idioms, symbolic meaning of idioms, methods of contrasting idioms and theories related to idiom translation.
  • The thesis has clarified the syntactic structure and scope of semantic expression of idioms on health in both English and Vietnamese. On that basis, the thesis compares and contrasts the idioms on the health of two languages.
  • The thesis has analyzed the symbolic meaning of the idioms on health in English and Vietnamese, thereby bringing out the characteristics of British and Vietnamese thinking related to health issues within the framework of idioms on health in two languages.
  • The thesis has found that the expressions on health can be translated using equivalent idioms between the two languages ​​and suggest reasonable methods to translate the expressions on health in English which do not have equivalents in Vietnamese.

3.2. Conclusions

  • The idiom concept in English is a larger concept that covers the Vietnamese concept on idioms. The syntactic structures of idioms on health in English, apart from sharing a few things in common, such as using a comparative structure, using repetition and reciprocal phenomena, are much different from those of Vietnamese. For example, Vietnamese idioms are divided into three main groups: comparative idioms, symmetric metaphor idioms and asymmetric metaphor idioms, while English mainly uses noun phrases, verb phrases, adjective phrases and prepositional phrases.
  • The scope of idiomatic expression on health is quite similar when both languages ​​express the meaning of health in similar areas such as physical health, mental health, physical weakness, mental weakness, sickness, recovery and death.
  • Idioms on health in English and Vietnamese have the ability to use symbolic meaning with national characteristics of thinking. For example, referring to physical health, the British compares health with "lion", or "horse", but the Vietnamese compares health with "buffalo", or "bull". These are also animals representing two different cultural characteristics of the two peoples.
  • The thesis has used three equivalent translation methods including complete equivalence both in form and content, equivalent in form but a few distinct vocabulary components and dynamic equivalents. The thesis also uses four methods to translate unequivalent idioms on health including using specialized words or terms, non-idiomatic fixed words or phrases, loan forms, and interpretations, paraphrasing or free words; among those, using specialized words or terms to translate idioms on health in English into Vietnamese is a new finding of the thesis.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây