Ngôn ngữ
Tên tác giả: TẠ THỊ TÂM
Tên luận án:CHỢ VÙNG BIÊN VÀ NHỮNG NĂNG ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG TỪ 1990 ĐẾN NAY
Ngành khoa học của luận án: Nhân học Mã số: 62 22 70 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án có 4 mục đích nghiên cứu chính, một là nghiên cứu các chợ ở địa bàn biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hai là nghiên cứu đặc điểm của chợ. Ba là nghiên cứu các mối liên hệ thông qua chợ như mạng lưới xã hội, dòng người, văn hoá - xã hội. Bốn là chỉ ra vai trò của chợ trong phát triển kinh tế địa phương, đồng thời tìm kiếm những ngụ ý về chính sách cho các vấn đề phát triển vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chợ vùng biên và những năng động của các thực hành văn hóa, xã hội và kinh tế của các cộng đồng cư dân vùng biên trong các hoạt động hàng ngày ở chợ. Cụ thể, luận án nghiên cứu 4 chợ thuộc 3 tỉnh: là chợ Lộc Bình (thị trấn Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn); chợ Cốc Lếu (thành phố Lào Cai), chợ Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) tỉnh Lào Cai; chợ Móng Cái (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). Chợ Lộc Bình là một chợ phiên truyền thống của người Tày, Nùng với mặt hàng đặc trưng là cây con giống nông nghiệp và lao động làm thuê xuyên biên giới. Chợ Cán Cấu là chợ phiên của người Hmong mới được tái lập lại từ năm 1996 nhưng đã trở thành chợ trâu lớn nhất miền Bắc. Chợ Cốc Lếu là chợ dân sinh ở thành phố Lào Cai, giáp với thị trấn Hà Khẩu, Trung Quốc, chuyên mua bán các sản phẩm điện tử, hàng gia dụng. Chợ tiền Móng Cái như một hệ thống tín dụng linh hoạt và lưu động, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa quy mô lớn nhỏ khác nhau của các thương nhân Việt Nam và Trung Quốc.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Để thực hiện nghiên cứu, ngoài tổng quan tài liệu, các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây được áp dụng:
Điều tra bảng hỏi, được thực hiện ở 2 điểm nghiên cứu là chợ Cán Cấu và Lộc Bình nhằm lượng hoá các đặc điểm về dân cư, dân tộc, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, thu nhập, hoạt động và sự tham gia của các tộc người trong chuỗi hàng hoá ở chợ.
Phỏng vấn sâu, là phương pháp quan trọng và hiệu quả giúp tôi thực hiện luận án này. Các cuộc phỏng vấn sâu (khoảng 100 cuộc) đối với 3 đối tượng là người hoạt động buôn bán ở chợ với đồng tộc hay khác tộc trong và ngoài nước; hộ gia đình có người buôn bán, kinh doanh ở chợ; cán bộ địa phương (người quản lý chợ và chính quyền địa phương). Nội dung các cuộc phỏng vấn tập trung về lịch sử hình thành và phát triển của chợ, các đặc điểm cũng như vai trò của chợ trong phát triển sinh kế của địa phương, mối liên hệ thông qua chợ như mạng lưới xã hôi, dòng người, dòng tiền ở chợ vùng biên.
Thảo luận nhóm, được tiến hành với đại diện của 3 nhóm đối tượng đã thực hiện phỏng vấn sâu. Tại mỗi điểm nghiên cứu, tôi thực hiện 2 cuộc thảo luận nhóm cho mỗi nhóm đối tượng, mỗi nhóm có 5 người tham gia. Tổng số 4 chợ 24 thảo luận nhóm, với 120 người tham gia. Các cuộc thảo luận trên tập trung vào 3 nội dung chính là hoạt động và sự tham gia của các tộc người trong chuỗi hàng hoá ở chợ, lợi ích và cái giá cũng như những thách thức mà các tộc người phải vượt qua trong quá trình phát triển chợ biên giới, tác động của chợ tới phát triển sinh kế địa phương.
Quan sát tham gia những hoạt động buôn bán ở chợ và đời sống của các tộc người ở địa phương có chợ cũng như những hộ có người tham gia vào các hoạt động ở chợ, làm ăn với các tộc người ở bên kia biên giới.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Một là, luận án phân tích đặc điểm của hệ thống chợ ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc thông qua bốn điểm chợ nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra vai trò của hệ thống chợ vùng biên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc kể từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Nam -Trung Quốc đến nay.
Hai là, trên cơ sở phân tích các đặc điểm về hàng hoá, giao dịch buôn bán của bốn điểm chợ nghiên cứu, đưa ra các đặc trưng, thế mạnh trong các trao đổi kinh tế của từng tộc người, từng khu vực địa lý và không gian xã hội của vùng biên giới.
Ba là, làm rõ mạng lưới xã hội cũng như các yếu tố văn hoá - xã hội mà các tộc người trong vùng có được để vượt qua những thách thức trong phát triển sinh kế vùng biên cương.
Bốn là, qua việc phân tích các tiếp xúc, giao lưu văn hóa - xã hội của các tộc người trong không gian chợ, chỉ ra lợi ích/cái được cũng như cái mất/bất lợi của mỗi tộc người trong quá trình tham gia vào sự phát triển của thị trường vùng biên.
Năm là, luận án chỉ ra sự phù hợp/chưa phù hợp của các chính sách trong phát triển vùng biên, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo, đề ra các chính sách, chiến lược phát triển vùng biên.
3.2. Kết luận
Chợ vùng biên được khám phá dưới góc nhìn của không gian văn hoá - xã hội chứa đựng những năng động về kinh tế, trong nghiên cứu này, tôi tập trung tìm hiểu bốn điểm chợ khác nhau ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, theo những cách tiếp cận về nghiên cứu điểm và nghiên cứu diện. Hơn nữa, những khung lý thuyết về vùng biên, không gian xã hội, mạng lưới xã hội và trao đổi xã hội cũng được tôi áp dụng để nhìn thấy rõ hơn những giao lưu, trao đổi về kinh tế và văn hoá của các tộc người ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Từ những quan niệm về chợ vùng biên vượt qua khỏi không gian biên giới về hành chính, tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1. Đặc điểm nổi bật của chợ ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc là không gian mở trên diện rộng với các hoạt động trao đổi kinh tế, văn hoá - xã hội, nhất là đóng góp của chợ vùng biên trong phát triển sinh kế của các tộc người trong vùng, liên vùng và xuyên biên giới.
2. Dòng hàng hoá ở chợ vùng biên đa dạng và phong phú về xuất xứ, nguồn gốc, tính chất, đặc điểm tộc người của hàng hoá. Các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá ở chợ vùng biên đã có tác động tới sinh kế người tự sản tự tiêu và bộ phận người buôn bán chuyên nghiệp ở chợ vùng biên.
3. Mạng lưới quan hệ xã hội trong hoạt động mua bán còn được đặt trong tương tác văn hoá xã hội và không gian văn hoá ở chợ vùng biên.
4. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở vùng biên, chợ vùng biên có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của cư dân vùng biên, nhất là trong hoạt động giao thương xuyên biên giới, hình thành mạng lưới buôn bán và thương nhân vùng biên giới. Bên cạnh đó, chợ vùng biên cũng có đóng góp tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu về sinh kế và đời sống vùng biên giới.
Nếu nhìn chợ như một biểu hiện của sự phát triển thì chợ vùng biên không chỉ là biểu hiện của sự phát triển kinh tế mà cả văn hoá - xã hội. Từ cách nhìn bốn điểm chợ nghiên cứu như một điểm nghiên cứu để có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của hệ thống chợ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong sự phát triển năng động về kinh tế - xã hội của vùng biên.
DOCTORAL THESIS ABSTRACT
The author’s name: TẠ THỊ TÂM
Thesis title: Border Markets and Socio-Economic Dynamics in the Vietnam-China Borderlands Since 1990
Scientific branch of the thesis: Anthropology
Major: Code: 62 22 70 01
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University
1. Thesis purpose and research subjects:
Purpose: the thesis has 4 main research purposes, including: (i) researching markets in Vietnam - China borderlands; (ii) researching characteristics of the markets; (iii) researching the relations formed through the markets like social network, folk, culture and society and (iv) the role that markets play in developing local economy, and suggesting policies to develop Vietnam - China borderlands.
Subjects:the socio - economic dynamics in the borderland markets. Specifically, the thesis studied 4 markets in 3 provinces: Loc Binh market (Loc Binh town, Lang Son province); Coc Leu market (Lao Cai City, Lao Cai province); Can Cau market (Si Ma Cai District, Lao Cai province); Mong Cai market (Mong Cai city, Quang Ninh province)
2. Research methods
The thesis mentioned some definitions of borderland, borderland market, socio – economic dynamics.
To conduct the research, except for detailed documents, the following methods are adopted:
Questionaire: carried out in Can Cau and Loc Binh market in order to quantify the characteristics about residents, people, occupation, economic conditions, income, activities and ethnic minorities’ participation in the supply chain at the markets.
In-depth interview: an important and effective method that helped me to finish this thesis. I carried out about 100 in-depth interviews with 3 subjects including (i) market merchants trading with the same or different people inside or outside the country; (ii) families whose members do trading at the markets; and (iii) local officials (market managers and local authorities). The interviews focused on the establishment and development history of the market, the features and role of markets in promoting local livelihood;the relations formed through the markets like social network, people flow, money flow in borderland markets.
Group interview: conducted with representatives of the 3 subject groups which joined in – depth interviews. At each research location, I did 2 interviews for each group of 5 members, focus groups classified into gender, age (each group includes from three to seven people), totally 24 group discussions – 120 participants at 4 marketes. Those discussions focused on 3 points: activities and participation of ethnic minorities in supply chain at market, the advantages and disadvantages that those minorites have to overcome during development process of borderland markets, and the impact of markets on promoting local livelihood.
I also observed and participated in trading activities at the markets and daily life activites of the ethnic minorities where markets happen, or the families whose members joined market activities and trading with foreigners.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- Firstly, the thesis analyzed the features of markets in Vietnam – China borderland through 4 subject markets, and thus pointed out the role of borderland markets in developing socio economic in Vietnam – China borderland ever since Vietnam – China relations normalized.
- Secondly, the analysis of the characteristics of goods and trading activities in 4 subject markets showed striking features and advantages in economic exchanges of each people, each location and society in borderland.
- Thirdly, clarifying the social network as well as socio – cultural factors that local people attained to overcome the challenges of developing local livelihood.
- Fourthly, by analyzing the social and cultural exchanges of people at the market, the thesis pointed out the pros and cons of each ethnic minority in the process of participating in the development of the border market.
- Fifthly, the thesis also emphasized the suitability of the policies on developing borderlands, thus providing scientific basis for policy – makers to refer to and propose more effective policies.
3.2. Conclusions
- In this thesis on borderland markets which were discovered from socio - cultural perspective with economic dynamics, I focus on exploring the 4 markets in Vietnam - China borderland marketsin details. Besides, the theoretical frameworks on borderland, social space, social network and exchanges are also adopted to have a better insight into socio - economic exchanges of the peoples living in Vietnam – China borderland. From the concept of borderland market extended beyond administrative border, I would like to draw some conclusions as below:
1. The striking features of Vietnam - China borderland markets include open space on a large scale with economic, cultural and social exchange activities, especially the contribution of border markets in the development of ethnic groups’ livelihoods in the region, inter-region and cross-border.
2. Commodities in the border market are diverse and rich in origin, properties, ethnic characteristics of goods. Trading activities in the border market have had an impact on the livelihoods of autonomous people and the professional traders living in the borderland.
3. The network of social relations in trading activities is also placed in the cultural and social interaction and cultural space in the border market.
4. In the socio-economic context in the border areas, the borderland market plays an important role in the socio-economic life of the border residents, especially in cross-border trade activities, forming thetrading network in the borderland. Besides, the border market also contributes positively to meeting the needs of livelihoods and life in the border areas.
From the viewpoint of four subject markets as a research point to get an overview of the development of the Vietnam-China border market system in the socio-economic dynamic development of the border region.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn