Ngôn ngữ
Tên tác giả: Vương Đại Liên Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 22/06/1987 Nơi sinh: Vân Nam, Trung Quốc
Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3126 / QĐ - XHNV - SĐH , ngày 26/12/2014
Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Bổ sung giáo viên hướng dẫn và thay đổi tên đề tài luận án Tiến sĩ (theo quyết định số 742/QĐ-SĐH của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ngày 28/10/2015)
- Điều chỉnh tên đề tài luận án Tiến sĩ (theo quyết định số 1802/QĐ-SĐH của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ngày 29/06/2018)
- Quyết định về việc gia hạn học tập: từ 01/01/2018 đến 30/11/2018.
Tên luận án: So sánh mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam
Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60220125
Các bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Lê Bảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà
Các kết quả mới của luận án
- Luận án đưa ra khái niệm rộng của sinh đẻ thần kỳ là chỉ tất cả các loại sinh đẻ khác thường, nghĩa hẹp là chỉ người phụ nữ sinh ra người một cách khác thường. Luận án chia mô típ sinh đẻ thần kỳ theo hai tiêu chí: phương thức cảm ứng và đối tượng cảm ứng. Chia theo phương thức cảm ứng, luận án chia mô típ sinh đẻ thần kỳ thành 6 loại: ăn, uống phải dị vật, tiếp xúc dị vật, cảm ứng thiên tượng dị thường, cảm ứng rồng, mộng triệu và cảm ứng hỗn hợp. Phân loại theo đối tượng cảm ứng, luận án phân loại mô típ sinh đẻ thần kỳ thành cảm ứng động vật, cảm ứng thực vật, cảm ứng những vật thể tự nhiên, cảm ứng những vật dụng trong cuộc sống và cảm ứng thần.
- Luận án thống kê và đưa ra con số cụ thể về những phương thức cảm ứng. Ngoài ra luận án còn thống kê tần số xuất hiện của những vật cụ thể xuất hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc và Việt Nam một cách chi tiết và đưa ra nhận xét chung về kết quả khảo sát, để người đọc có một cách nhìn tổng thể về mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam.
- Luận án chỉ ra những yếu tố tương đồng của mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam như phương thức mộng triệu đều chiếm tỉ lệ nhiều nhất; loại động vật xuất hiện nhiều lần nhất là con rồng; thần, trứng được xuất hiện nhiều lần; thời gian mang thai dài hơn bình thường... những yếu tổ khác biệt trong môt típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc và Việt Nam là: "khí" xuất hiện nhiều lần trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc, một bọc sinh nhiều con xuất hiện nhiều lần trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt Nam...
- Luận án tìm ra những tín ngưỡng dân gian được thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc và Việt Nam: tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng phồn thực, sùng bái nhật nguyệt tinh tú và thiên tượng, sùng bái totem, đỉnh điểm là sùng bái con rồng, sùng bái thủy tổ, sùng bái tổ tiên và sùng bái anh hùng.
- Luận án đưa ra sự khác biệt về tư tưởng, quan niệm, lịch sử văn hóa thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc và Việt Nam. Quan niệm “âm dương”, “ngũ hành tương sinh tương khắc” thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc, quan niệm “ở hiền gặp lành”, “đi chùa cầu tự” thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt Nam. Văn hóa đế vương, văn hóa phụ quyền thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc, dấu ấn của văn hóa làng xã thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt Nam.
- Bên cạnh những đóng góp về mặt học thuật nêu trên, luận án còn có những đóng góp đáng kể về mặt tư liệu. Luận án đã hệ thống được 120 truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc và 143 truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt Nam, lập thành bảng phụ lục và có dịch phần tiếng Trung sang tiếng Việt nhằm cung cấp một nguồn tài liệu cho những người nghiên cứu so sánh về văn hóa, văn học Trung Quốc và Việt Nam nói chung và nghiên cứu văn học dân gian hai nước nói riêng.
Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- So sánh đối chiếu riêng nghĩa rộng của mô típ sinh đẻ thần kỳ như trời sinh ra người, đất sinh ra người, động vật sinh ra người, thực vật sinh ra người... của Trung Quốc và Việt Nam.
- Tìm hiểu và giải mã những vật cụ thể xuất hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam.
Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Vương Đại Liên (2018), “Mô típ sinh đẻ thần kỳ trong thần thoại về nguồn gốc loài người của một số dân tộc thiểu số Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật (24), tr. 74-77.
2. 王代莲(2018), 越南感生神话初探, 世界家苑(WORLA GARDEN)(下)(4),P 448-449.
Vương Đại Liên (2018), “Bước đầu tìm hiểu về mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt Nam”, Tạp chí Thế Giới Gia Uyển (WORLA GARDEN) (4), tr. 448-449.
3. Vương Đại Liên (2018), “Vài nét về kiểu truyện hồng thủy trong văn học hiện đại Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (10), tr. 53-58.
4. Vương Đại Liên (2019), "Một số tín ngưỡng dân gian thể hiện trong mô típ sinh đẻ thần kỳ của Trung Quốc và Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Văn học (9), tr. 70-80.
5. Vương Đại Liên (2019), "Mô típ sinh đẻ thần kỳ từ góc nhìn lịch sử hóa thần thoại và thần thoại hóa lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam (5), tr. 32-38.
6. Vương Đại Liên (2019), "Mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ - sự khác nhau về lịch sử văn hóa của Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí Văn hóa học (5), tr. 45-55.
INFORMATION ABOUT THE MASTER THESIS
Author: Vuong Dai Lien Sex: Female
Date of birth: 06/22/1987 Place of birth: Yunnan, China
Admission decision for research student number: 3126 / QĐ - XHNV - SĐH, date: 12/26/2014
Changes in the training process:
- Supplementing the instructors and changing the title of the master thesis topic (according to Decision No. 742 / QD-SDH of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, dated October 28, 2015)
- Adjusting the title of the master thesis topic (according to Decision No. 1802 / QD-SDH of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, dated June 29, 2018)
- The decision on the learning extension: from January 1, 2018, to November 30, 2018.
Thesis title: Comparing the motifs of the miraculous birth in Chinese and Vietnamese folk tales
Major: Folk literature Code: 60220125
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Tran Le Bao, Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Bich Ha
The new results of the thesis
The thesis has provided the broad concept of miraculous births, which refers to all kinds of unusual births and the narrow concept refers to the woman who gives birth in an unusual way. The thesis has divided the motifs of miraculous birth according to two criteria: method of miraculous conception and subject of miraculous conception. Dividing according to the method of miraculous conception, the thesis has divided the motifs of miraculous birth into 6 types including eating, drinking the strange things, contacting the strange things, miraculous conception of anomaly natural phenomena , miraculous conception of dragons, omen seen in a dream and mixed miraculous conception. Classifying according to the subject of the miraculous conception, the thesis has classified the motif of miraculous birth into the miraculous conception of animal, the miraculous conception of plant, the miraculous conception of natural objects, the miraculous conception of life objects and the miraculous conception of god.
- The thesis has made the statistics and given specific figures about the methods of miraculous conception. In addition, the thesis also has made the statistics of the appearance frequency of specific objects which appear in the motif of the miraculous birth of China and Vietnam in detail and given the general comment about the survey results so that readers have an overview of the motif of the miraculous birth in Chinese and Vietnamese folk tales..
- The thesis has pointed out the similarities of the motif of the miraculous birth in Chinese and Vietnamese folk tales like the omen seen in a dream which account for the highest percentage; the kind of animal that appears most times is the dragons gods, eggs are appeared many times; the time of pregnancy is longer than usual,etc. The differences in the motif of the miraculous birth in China and Vietnam are: "spirit" appears many time in the motif of the miraculous birth of China, an egg gives birth for many children appears many times in the motif of the miraculous birth of Vietnam,etc
- The thesis has found out the folk beliefs which is shown in the motif of miraculous of birth in China and Vietnam: animist beliefs, fertility beliefs, worship the celestial sun and moon and celestial objects, worship totem, especially, worship dragons, worship primitive ancestors, worship ancestors, and worship heroes.
- The thesis has provided the differences in ideology, conception, the cultural history which is shown in the motif of miraculous birth in China and Vietnam. The concepts of "yin-yang", "the five elements" are reflected in motifs of the miraculous birth of China, the concept of "good things happen to good people",“going to the pagoda to pray deity for a male heir” are reflected in motifs of the miraculous birth of Vietnam. Emperor culture and patriarchal culture are reflected in the motif of the miraculous birth of China, the mark of village culture is reflected in the motif of the miraculous birth in Vietnam.
- In addition to the academic contributions mentioned above, the thesis also has had significant contributions in term of the documentation. There are 120 stories with the motif of miraculous birth of China and 143 stories with the motif of the miraculous birth of Vietnam have been collected by the thesis, making the appendix table and translating Chinese into Vietnamese to provide a source of material for researchers who compare the Chinese and Vietnamese culture and literature in general and folklore studies of the two countries in particular.
Further research directions:
- Comparing and contrasting the broad meaning of the motif of miraculous birth such as the heaven gives birth to humans, the earth gives birth to humans, animals give birth to humans, plants give birth to humans, ect of China and Vietnam.
- Learning and decoding the specific subjects which appear in the motif of the miraculous birth in Chinese and Vietnamese folk tales.
The published works related to the thesis:
1. Vuong Dai Lien (2018), “Motif of “miraculous birth” in the myth of human origins of some ethnic minorities in Vietnam”, Journal of Art Education (24), p. 74-77.
2. 王代莲(2018), 越南感生神话初探, 世界家苑(WORLA GARDEN)(下)(4),P 448-449.
Vuong Dai Lien (2018), “The initial step to learn about Vietnam's miraculous motif of birth”, Gia Uyen world magazine (WORLA GARDEN) (4), tr. 448-449.
3. Vuong Dai Lien (2018), “About the flood story in modern Chinese literature”, Journal of Chinese Studies (10), p. 53-58.
4. Vuong Dai Lien (2019), "Some folk beliefs shown in the motif of miraculous birth of China and Vietnam", Journal of Literary Review (9), p. 70-80.
5. Vuong Dai Lien (2019), "Miraculous birth motif from the prespective of historicalization of myths and mythologicalization of history in China and Viet Nam", Journal of Vietnamese and Cultural studies (5), p. 32-38.
6. Vuong Dai Lien (2019), "Motif of miraculous birth in folk tales - The differences in the cultural history of China and Vietnam", Journal of Culturology (5), p. 45-55.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn