Ngôn ngữ
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thuý Hiền
Tên luận án: Đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (qua một vài kịch bản phim)
Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62 22 02 40
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích của luận án là tìm hiểu đặc điểm vai giao tiếp của người chiến sĩ CAND Việt Nam qua một vài kịch bản phim. Từ đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp tiếng Việt theo sự phân tầng xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói riêng; góp phần vào xây dựng văn hóa giao tiếp trong lực lượng CAND Việt Nam.
1.2. Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện của các đặc điểm ngôn ngữ của các vai giao tiếp của người chiến sĩ CAND trong giao tiếp chính thức và phi chính thức (qua một vài kịch bản phim) từ các phương diện: hành vi xưng hô và hành vi ngôn ngữ.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích diễn ngôn; Phương pháp phân tích, miêu tả; Phương pháp liên ngành.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Luận án đã xác lập được khung lí thuyết về: giao tiếp, vai giao tiếp; kịch bản phim truyền hình và nhân vật người người chiến sĩ Công an nhân dân trong các kịch bản phim truyền hình.
- Luận án đã khảo sát, phân tích và chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của các cặp vai giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân trong giao tiếp chính thức trên các phương diện: hành vi xưng hô, hành vi ngôn ngữ và nghiên cứu trường hợp cặp vai “tôi” – “đồng chí” trong giao tiếp chính thức.
- Luận án đã khảo sát, phân tích và chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân trong giao tiếp phi chính thức trên các phương diện: hành vi xưng hô, hành vi ngôn ngữ và nghiên cứu trường hợp cặp vai “tôi” – “đồng chí” trong giao tiếp phi chính thức.
3.2. Kết luận
Qua tìm hiểu “Đặc điểm ngôn ngữ vai giao tiếp trong Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (qua một vài kịch bản phim)”, luận án nhận định: giao tiếp của người chiến sĩ CAND là hình thức giao tiếp vừa mang tính chính thức vừa mang tính phi chính thức; vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại. Đây là biểu hiện sâu sắc nhất trong việc thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn đạo đức và tư cách của người CAND cách mạng.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Nguyen Thi Thuy Hien
Thesis title: Linguistic Characteristics of communicative Ranks in Vietnam People's Public Security Force (through several film scripts)
Scientific branch of the thesis: Linguistics: Linguistics
Major: Linguistics Code: 62 22 02 40
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.
1. Thesis purpose and objectives
1.1. The purpose of the thesis is to get to know the characteristics of Vietnamese People's Public Security soldiers’ communication ranks through several film scripts. Since then, the thesis contributes to the study of linguistic communication in general and Vietnamese communication according to the social hierarchy of social linguistics in particular; contributes to building a communicative culture in Vietnamese People's Public Security Force.
1.2. The thesis focuses on studying the aspects of linguistic characteristics of Vietnamese People's Public Security soldiers’ communication ranks in formal and informal communication (through some film scripts) from the following aspects: vocative acts and speech acts.
2. Research methods
The thesis uses the following methods: Discourse analysis method; analysis and description method; Interdisciplinary method.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- The thesis has established a theoretical framework for: communication, communicative ranks; drama scripts and characters of Vietnamese People's Public Security soldiers in dramas.
- The thesis surveyed, analyzed and pointed out the linguistic characteristics of the pair of communication ranks in the People's Public Security force in formal communication in the following aspects: vocative acts, speech acts and researched the case study of "I" - "Comrade" vocative in formal communication.
- The thesis surveyed, analyzed and pointed out the linguistic characteristics of the pair of communication ranks in the People's Public Security force in informal communication in the following aspects: vocative acts, speech acts and researched the case study of "I" - "Comrade" vocative in informal communication.
3.2. Conclusions
Through the research on " Linguistic Characteristics of communicative Ranks in the Vietnam People's Public Security Force (through several film scripts) ", the thesis stated that the communication of the People's Public Security soldiers is a form of communication that is both formal and informal, both traditional and modern. This is the most profound expression in being imbued with Ho Chi Minh's thought in preserving the morality and quality of the revolutionary People's Public Security soldiers.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn