Ngôn ngữ
Tên tác giả: Trương Thị Mai
Tên luận án: Đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh
Ngành khoa học của luận án: Chính trị học
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 62 31 02 04
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh nhằm khẳng định giá trị lý luận và giá trị thực tiễn đối với sự phát triển của con người trong thế giới hiện nay.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, tập trung vào đặc điểm và giá trị của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận chủ yếu của Luận án. Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể, Luận án sử dụng các phương pháp sau: Lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, phương pháp khái quát hóa, phương pháp phân tích văn bản…
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Một là, trên cơ sở làm rõ lý luận về chủ nghĩa nhân văn nói chung, luận án đã phân tích, làm rõ những yếu tố hình thành chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với những nội dung khái quát nhất của nó.
- Hai là, từ những nét khái quát về nội dung của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, luận án đã phân tích và khái quát một số đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.
- Ba là, trên cơ sở những đặc điểm của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, luận án đã rút ra được một số giá trị tiêu biểu của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.
3.2. Kết luận
- Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh không dừng lại ở lý luận về sự kế thừa chủ nghĩa nhân văn của dân tộc và nhân loại, mà trên hết và khác biệt, Người phát triển chủ nghĩa nhân văn lên tầm cao mới và mang tính thực tiễn. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa nhân văn hành động, chủ nghĩa nhân văn chiến đấu, hay có thể gọi chủ nghĩa nhân văn hiện thực và mang tính toàn diện trên tất cả các góc cạnh đa chiều của xã hội, ở tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, con người. Không dừng lại ở dân tộc, quốc gia mà vươn ra phạm vi toàn thế giới.
- Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đặt con người và lấy con người làm trung tâm cho mọi vấn đề trong xã hội, dù ở giai đoạn nào thì con người vẫn là quan trọng nhất, và tất cả mục đích từ cách mạng giải phóng dân tộc cho đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, hay mơ đến xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đem lại cho con người cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, con người phải được hưởng tất cả những gì thuộc về con người, đồng thời con người vừa là phương tiện vừa là mục đích của chính mình và của mọi sự phát triển.
- Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh còn mang đặc điểm là hướng con người tới những giá trị đích thực mà con người xứng đáng được hưởng. Đó chính là bảo đảm cho con người có những quyền cơ bản từ: dân sinh, dân quyền và dân chủ. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh giải phóng con người khỏi sự tha hóa, làm cho con người là chính mình, trở thành người chân chính trong xã hội, đấu tranh phá bỏ cái ác, cái xấu và xây dựng cái tốt, cái đẹp trong con người. Nhằm lo cho con người được phát triển toàn diện, hài hòa giữa các mặt và phát huy hết mọi năng lực cũng như tiềm năng vốn có của con người.
- Giá trị lý luận của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là từ chủ nghĩa nhân văn truyền thống đã được Người phát triển lên thành chủ nghĩa nhân văn mang tính thời đại, đại diện cho lương tri của loài người. Mục đích nhằm góp phần kiến tạo một thế giới hòa bình, tiến bộ và văn minh trong thời đại ngày nay.
- Giá trị thực tiễn của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh chính là giương cao ngọn cờ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng, và giương cao ngọn cờ cho các dân tộc phấn đấu vì một xã hội tiến bộ - tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, bác ái.
- Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh sẽ là ngọn đuốc hấp dẫn nhất, có thể soi đường cho chúng ta vượt qua những thách thức mang tính thời đại đang lôi cuốn. Gần nửa thế kỷ đã qua, đất nước đã có nhiều đổi thay, song chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục khẳng định giá trị vĩnh hằng của nó, và cho chúng ta niềm tin vững chắc vào con người, vào tương lai.
ABSTRACT OF DOCTORAL THESIS
Name of author: Truong Thi Mai
Thesis title: Characteristics and values of Ho Chi Minh’s humanism
Field of study of doctoral thesis: Politics
Major: Ho Chi Minh studies Code: 62 31 02 04
Name of postgraduate institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
1. Research purpose and subject of the thesis
1.1. Research purpose
Systematically study the characteristics and values of Ho Chi Minh’s humanism in order to confirm theoretical and practical values for human development in the world today.
1.2. Research subject
The research subject of the thesis is Ho Chi Minh’s humanism, focusing on the characteristics and values of Ho Chi Minh’s humanism.
2. The used research methods
Dialectical materialism and historical materialism are the main methodologies of the thesis. In terms of specific research methods, the thesis uses the following methods: History and logics, analysis and synthesis, generalization, textual analysis, etc…
3. Main findings and conclusions
3.1. Main findings
- Firstly, on the basis of clarifying the theory of humanism in general, the thesis analyzed and clarified the factors that formed Ho Chi Minh’s humanism with its most general contents.
- Secondly, from the general outlines of the contents of Ho Chi Minh’s humanism, the thesis analyzed and generalized some main characteristics of Ho Chi Minh’s humanism.
- Thirdly, based on the characteristics of Ho Chi Minh’s humanism, the thesis drew some typical values of Ho Chi Minh’s humanism.
3.2. Conclusions
- Ho Chi Minh’s humanism not only covers the theory of inheritance of humanism of the nation and mankind, but above all brings the humanism to a new and practical development. Ho Chi Minh’s humanism is actually action humanism, fighting humanism, or can be called realistic and comprehensive humanism in all multi-dimensional aspects of society, in all people regardless of class, race and ethnicity. It not only mentions our people and nation but also reaches out to the whole world.
- Ho Chi Minh’s humanism puts human at the center of every issue in society, at whichever stage human is still the most important. And all the goals, from the national liberation revolution to the socialist revolution, or dream of communist society, are to bring people a life of fullness, freedom and happiness, human must be entitled to enjoy everything that belongs to them, and at the same time, human is both their own means and goal and of every development.
- Ho Chi Minh’s humanism is also characterized by directing human to the true values that human deserve. That is to ensure that human have basic rights such as livelihood, civil right and democracy. Ho Chi Minh’s humanism liberates people from alienation, makes them be themselves and become true man in society, fight against evil and build good thing and beauty in human, in order to help human to develop comprehensively and harmoniously all aspects and promote all the capacities and potentials of human.
- The theoretical value of Ho Chi Minh’s humanism is from the traditional humanism that has been developed into a modernistic humanism that represents human conscience. The purpose is to contribute to creating a peaceful, progressive and civilized world in this era.
- The practical value of Ho Chi Minh’s humanism is to raise the flag for the cause of national liberation of Vietnam in particular, for the nations striving for a progressive, free, democratic, fair, equal and charitable society in general.
- Ho Chi Minh’s humanism will be the most attractive torch that can show us the way to overcome the fascinating challenges of the era. Nearly half a century has passed, our country has had many changes, but Ho Chi Minh’s humanism still continues to affirm its eternal value and gives us a firm belief in human and future.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn