Ngôn ngữ
Tên tác giả: Ông Thị Mai Thương
Tên luận án: Sự tham gia xã hội của người đi lao động nước ngoài sau khi trở về nước (nghiên cứu trường hợp một số xã, phường trên địa bàn tỉnh Nghệ An)
Ngành khoa học của luận án: Xã hội học
Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 03 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ sự tham gia xã hội của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi trở về nước, bổ sung thêm tài liệu thực tiễn cho những người làm chính sách xã hội.
1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tham gia xã hội của người đi lao động nước ngoài sau khi trở về nước
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Trong nghiên cứu này tập trung phân tích những nội dung chủ yếu như sau: Thứ nhất, những tài liệu liên quan đến các quan điểm lý thuyết về sự tham gia xã hội như khái niệm, cách đo lường và các yếu tố ảnh hường sự tham gia xã hội, đây là cơ sở quan trọng để hình thành nên khung lý thuyết của đề tài; Thứ hai, các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm về người lao động hồi cư ở trên thế giới cũng như Việt Nam.
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm kiếm, phát hiện hoặc để giải thích sâu hơn chiều cạnh cụ thể của vấn đề nào đó trong từng nội dung của đề tài, bổ sung thêm cho những kết quả nghiên cứu định lượng. Cụ thể trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phỏng vấn 20 trường hợp, trong đó có 10 người lao động xuất khẩu theo hợp đồng có thời hạn và 10 người di cư lao động tự do đã trở về sinh sống ở địa phương. Thời gian thực hiện phỏng vấn sâu được triển khai từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2018.
2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trong luận án này, tác giả đã vận dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin định lượng của đề tài. Phương pháp này được áp dụng với nhóm khách thể chính là những người đi lao động nước ngoài trở về, bao gồm người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có thời hạn và người di cư lao động tự do. Đề tài xác định số lượng mẫu khảo sát là 306 phiếu. Cách thức chọn mẫu được tác giả thực hiện theo hình thức phi xác suất, hình thức phát bảng hỏi là lựa chọn ngẫu nhiên thuận tiện. Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu tại một số xã, phường trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó để có được nguồn thông tin tham khảo lý luận và thực tiễn tương đối đầy đủ và có giá trị cho nghiên cứu về sự tham gia xã hội của người đi lao động nước ngoài sau khi trở về nước.
- Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và khái quát địa bàn nghiên cứu.
- Mô tả thực trạng và phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tái hòa nhập vào hoạt động kinh tế của người đi lao động nước ngoài sau khi trở về.
- Đánh giá mức độ và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội, hoạt động cộng đồng của người đi lao động nước ngoài hồi cư.
- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia xã hội của người đi lao động nước ngoài sau khi trở về.
3.2. Kết luận
- Phần lớn những người đi lao động nước ngoài hồi cư trở về quê hương có độ tuổi trung bình tương đối trẻ (36,2 tuổi) và đang ở trong độ tuổi lao động hăng say. Đây là một lợi thế để định hướng chính sách sử dụng nguồn lao động này.
- Phần lớn người đi lao động nước ngoài hồi cư trong nghiên cứu này gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm sau khi trở về. Các cơ quan chức năng tại địa phương chưa phát huy hiệu quả vai trò cung cấp thông tin việc làm cho nhóm đối tượng này. Hoạt động kinh tế của lao động hồi cư chủ yếu vẫn dựa vào khả năng của bản thân và sự hỗ trợ, định hướng thông tin thị trường từ gia đình, bạn bè.
- Những lao động có thời gian trở về từ một đến hai năm đầu gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm hơn so với những lao động hồi cư trước đó do họ chưa tiếp cận được với các nguồn thông tin về thị trường lao động trong nước. Mặt khác, quốc gia đến làm việc và thu nhập khi lao động ở nước ngoài có mối tương quan với công việc của lao động hồi cư trong nghiên cứu này.
- Mức độ tham gia vào các nhóm/đoàn thể xã hội của lao động hồi cư trong nghiên cứu này khá mờ nhạt do mối quan tâm lớn nhất của họ sau khi trở về vẫn là hoạt động kinh tế. Họ có xu hướng tham gia tích cực và gắn bó với các nhóm xã hội phi chính thức hơn các nhóm xã hội, đoàn thể chính thức tại địa phương. Các đoàn thể/nhóm xã hội chính thức tại địa phương chưa thật sự chủ động quan tâm, hỗ trợ người đi lao động nước ngoài sau khi trở về. Mối quan hệ tương hỗ giữa lao động hồi cư và các nhóm xã hội phi chính thức mà họ tham gia chủ yếu là chia sẻ về tinh thần và thông tin về thị trường việc làm.
- Người đi lao động nước ngoài hồi cư có tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương song vẫn ở mức độ “không chủ động tham gia” do họ chưa nhận được sự quan tâm sâu sát của cộng đồng, chính quyền địa phương. Những lao động có thời gian trở về từ một đến hai năm đầu không tích cực, chủ động tham gia hoạt động cộng đồng do họ chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để tái hòa nhập trở lại với đời sống thường nhật ở quê hương. Bên cạnh đó, những lao động hồi cư có thu nhập thấp ít tham gia hoạt động xã hội hơn so với những người có thu nhập cao.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
Author’s name: Ong Thi Mai Thuong
Thesis title: Social participation of migrant workers returned from overseas (Case study in some communes and wards in Nghe An province)
Scientific branch: Sociology
Major: Sociology Code: 62310301
Name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
1. Purpose and objectives
1.1. Research objectives:
This study is to make clear the participation in social activities of migrant Vietnamese workers returned from abroad, and provide practical documents to social policy makers.
1.2. Research object:
The research object of this thesis is social participation of migrant workers returned from overseas
2. Research methodology
The study focuses on analyzing key contents: First, documents related to theoretical views on social participation including concept, ways of measurement and factors affecting social participation; which is an important basis forming theoretical framework of the thesis; second, are theoretical studies and practice of returned migrant workers in the world and Vietnam.
In-depth interview is to seek and find out or explain further specific dimensions of an issue in each content of the thesis, supplementing quantitative survey results. In this study, we interviewed 20 cases including 10 regular migrant workers who worked overseas under contract and 10 irregular migrant workers who have returned back to their home towns. The interviews were conducted between December 2017 and December 2018.
2.3. Survey by questionnaire
In this thesis, the author applied the method of survey using questionnaire to collect quantitative data. This method was used with the group of key objects who are migrant workers returned from overseas including regular and irregular migrant workers. The sample includes 306 respondents. The way of sampling is non-probability, questionnaire handout is a convenient random selection. The author collected data in some communes and wards in Nghe An province.
3. Major results and conclusions
3.1. Major results
- Review of existing research results is to collect rather comprehensive reference on theory and practice valuable for the study on social participation of returned migrant workers from abroad.
- Presentation of theoretical basis, research methodology and overview of research sites.
- Description and analysis of advantages and disadvantages of the process of reintegration in economic activities of returned migrant workers from abroad.
- Assessment of the level and factors affecting the participation of returned migrant workers in social and mass organizations and community activities.
- Recommended solutions to increase social participation of returned migrant workers from abroad.
3.2. Conclusions
- Most migrant workers returned from abroad are quite young (36.2 years of age on average) and are in energetic working age. This is an advantage for policy orientation to use this labour force.
- Most returned migrant workers in this study face difficulty in finding jobs after their return. Local competent authorities have not made full use of their role as employment information provider to this group of workers. Returned migrant workers, in their economic activities, rely on their own efforts and their family members and friends for labour market information.
- For workers who have returned home face more difficulties in finding jobs in the first one or two years after their return than those who returned earlier, because they have not accessed to domestic market labour information. Moreover, destination countries and income abroad are somehow similar in terms of jobs to those done by migrant workers on return.
- The level of participation in social and mass organizations of returned migrant workers in this study is low because their greatest concern is economic activities. They tend to actively take part in and be attached more with informal social groups than official social groups and mass organizations in their localities. Local mass organizations/official groups are not proactive in caring for and supporting returned migrant workers. Mutual support between returned migrant workers and informal social groups which they take part is mainly spiritual sharing and information on employment market.
- Returned migrant workers take part in local community activities but not “proactive”, because they have not yet received care and support from the community and local authorities. For migrant workers in one to two years after their return are not proactive in joining community activities as they are not yet prepared to reintegrate in local daily life. In addition, for those returned migrant workers who have low income take part less in social activities than those who have higher income.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn