1. Họ và tên học viên: Hoàng Diệu Thúy
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/08/1998
4. Nơi sinh: Yên Bái
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHVN Ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài đề án: Can thiệp tâm lý cho một ca có biểu hiện trầm cảm
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng); Mã số: 8310402
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.BS Nguyễn Hữu Chiến
10. Tóm tắt các kết quả của đề án:
Nghiên cứu đã trình bày tổng quan các thông tin về rối loạn trầm cảm, bao gồm điểm luận các nghiên cứu và dữ liệu dịch tễ từ trên thế giới và ở Việt Nam và các nghiên cứu về can thiệp tâm lý cho rối loạn này. Các vấn đề cơ bản về rối loạn trầm cảm bao gồm khái niệm, các lý thuyết tiếp cận về rối loạn trầm cảm, đặc điểm lâm sàng, tiêu chí chẩn đoán theo DSM 5, các phương pháp đánh giá và can thiệp cũng được đề cập trong nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra mô tả về Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT), ứng dụng của liệu pháp này và các kỹ thuật trị liệu trong can thiệp rối loạn trầm cảm.
Kết quả can thiệp cho thấy sau các buổi can thiệp, thân chủ đã giảm các triệu chứng của rối loạn trầm cảm, ngưng hành vi làm đau bản thân khi có những cảm xúc tiêu cực, có khả năng ứng dụng các kỹ thuật để quản lý căng thẳng, hình thành được thói quen sinh hoạt lành mạnh và tăng cường các hoạt động có ích. Bằng việc thay đổi hành vi, thân chủ cũng đồng thời bước đầu nhận diện được tác động của những niềm tin phi lý và thay thế bằng những niềm tin hữu ích hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong can thiệp ca lâm sàng, luận văn đã đóng góp thêm bằng chứng cho hiệu quả của tiếp cận nhận thức – hành vi trong can thiệp các triệu chứng của rối loạn trầm cảm. Đồng thời, những hạn chế và khuyến nghị của luận văn cũng cung cấp thêm thông tin cho những người thực hành những bài học để gia tăng hiệu quả của các trị liệu sau này.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không có
INFORMATION ON PROJECT
1. Full name : Hoang Dieu Thuy
2. Sex: Female
3. Date of birth: August 26, 1998
4. Place of birth: Yen Bai
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHVN Dated: December 28, 2022 from the Principal of the Univercity of Social Scienes and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: none
7. Official project title: Psychological treatment for a case with symptoms of depression
8. Major: Clinical Psychological 9. Code: 8310402
10. Supervisors: PhD. Nguyen Huu Chien
11. Summary of the findings of the project:
The thesis presented an overview of information about depressive disorders, including a review of research and epidemiological data from around the world and in Vietnam and research on psychological interventions for this disorder. Basic issues about depressive disorders include concepts, theoretical approaches to depressive disorders, clinical characteristics, diagnostic criteria according to DSM 5, assessment and intervention methods are also discussed in access to research. In addition, the study also provides a description of Cognitive-Behavioral Therapy (CBT), its applications and therapeutic techniques in the intervention of depressive disorders
Intervention results show that after intervention sessions, clients have reduced symptoms of depressive disorder, stopped self-harming behavior when experiencing negative emotions, and are able to apply techniques to manage their symptoms. Manage stress, form healthy living habits and increase useful activities. By changing behavior, clients also begin to identify the impact of irrational beliefs and replace them with more useful beliefs.
12. Practical applicability, if any:
From the results obtained in the process of theoretical and practical research in clinical case intervention, the thesis has contributed further evidence for the effectiveness of the cognitive-behavioral approach in intervention for symptoms of mental illness. depressive disorder. At the same time, the limitations and recommendations of the thesis also provide practitioners with additional information to increase the effectiveness of future treatments
13. Further research directions, if any: None
14. Project -related publications: None