TTLV: Căng thẳng ở phụ huynh có con bị rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chủ nhật - 10/11/2024 20:53
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hậu        2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/04/1996       4. Nơi sinh: Thanh hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV Ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Gia hạn lần 1: Từ ngày 16/11/2023 đến ngày 13/05/2024
Gia hạn lần 2: Từ ngày 13/05/2024 đến ngày 11/11/2024
7. Tên đề tài luận văn: Căng thẳng ở phụ huynh có con bị rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 8310401.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hạnh Liên công tác tại Khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hầu hết các trẻ sau khi được đánh giá là mắc hội chứng RLPTK thì phụ huynh sẽ rơi vào tâm lý hoang mang lo lắng. Họ không tin rằng con của mình lại mắc hội chứng này. Đến khi vấn đề của trẻ được chấp nhận, họ bắt đầu lo lắng cho trẻ về mọi thứ như ăn uống, giáo dục, giao tiếp, chức năng xã hội, khả năng hòa nhập ... Họ lo lắng làm sao để con được can thiệp sớm, can thiệp đúng cách và đâu là môi trường giáo dục tốt nhất cho con.
Tình trạng căng thẳng mệt mỏi liên tục và kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe, thể chất và tinh thần gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, làm tăng nồng độ “cholesterol”trong máu, kéo theo bệnh tim mạch, cao huyết áp, loạn dưỡng, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, nhức đầu, đau bụng, đau lưng, mất ngủ, chán nản, lo âu, buồn bã, rối loạn kinh nguyệt…Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm lý của phụ huynh có con bị rối loạn phổ tự kỷ không được đáp ứng sẽ cản trở hoạt động thích nghi của gia đình cũng như khả năng được can thiệp, hỗ trợ dành cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Catalano và cộng sự, 2018).
Vì những lý do trên,đề tài “căng thẳng ở phụ huynh có con bị rối loạn phổ tự kỷ” được lựa chọn nghiên cứu nhằm làm rõ biểu hiện, các tác nhân gây căng thẳng ở phụ huynh có con bị rối phổ tự kỷ.
Căng thẳng
Dựa trên các nghiên cứu về khái niệm đã tìm hiểu, chúng tôi sử dụng khái niệm về căng thẳng trong luận văn này, cụ thể như sau: căng thẳng là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện khi con người phải đối diện với những tình huống khó khăn có tính chất đe dọa về mặt thể chất và tinh thần hoặc một trong hai, vượt quá nguồn lực và khả năng ứng phó của con người. Các tình huống khó khăn này thường phức tạp, bất ngờ và đôi khi là nguy hiểm mà con người chưa có cách giải quyết hoặc bế tắc về phương án giải quyết
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các tác nhân gây ra căng thẳng ở phụ huynh có con RLPTK bao gồm: Tác nhân liên quan đến đặc điểm của trẻ (Giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi định hình); tác nhân liên quan đến bản thân phụ huynh (các đặc điểm về nhân khẩu học, nhận thức của phụ huynh về RLPTK và mức độ thành thạo các kỹ năng hỗ trợ), các tác nhân bên ngoài khác (gia đình, cộng đồng, xã hội). Những biểu hiện căng thẳng ở phụ huynh có con bị RLPTK bao gồm: cảm xúc, nhận thức, hành vi, thực thể.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng đồng bộ và kết hợp với nhau, cụ thể như sau: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phân tích dữ liệu.
Kết qủa nghiên cứu
Qua nghiên cứu thực trạng căng thẳng ở phụ huynh có con bị RLPTK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy:
Phần lớn, phụ huynh đều có các biểu hiện căng thẳng về bốn mặt: cảm xúc, nhận thức, thực thể và hành vi, trong đó biểu hiện cao nhất là về mặt cảm xúc.
Các tác nhân bao gồm các tác nhân liên quan đến đặc điểm của trẻ, tác nhân liên quan đến bản thân phụ huynh và các tác nhân khác bên ngoài đều gây ra căng thẳng ở phụ huynh.
Phụ huynh có sử dụng các cách ứng phó bao gồm cả tích cực và tiêu cực, chủ yếu là các cách ứng phó tích cực. Nếu phụ huynh ít dùng cách ứng phó tiêu cực thì căng thẳng ở phụ huynh càng giảm và ngược lại phụ huynh dùng nhiều các cách ứng phó tiêu cực, căng thẳng càng gia tăng.
Hầu hết các phụ huynh đều có nhu cầu mong muốn được hỗ trợ từ gia đình, xã hội và các chuyên gia, trong đó nhu cầu hỗ trợ tư vấn và giải quyết các vấn đề của con từ các chuyên gia được phụ huynh nhất trí, ưu tiên hàng đầu.
Các biện pháp đề xuất hỗ trợ để làm giảm căng thẳng ở phụ huynh có con bị RLPTK mà đề tài đưa ra hoàn toàn có cơ sở lý luận và thực tiễn. Các biện pháp đó bao gồm: Nhóm các biện pháp Giáo dục – tâm lý, nhóm các biện pháp xây dựng các điều kiện hỗ trợ và nhóm các biện pháp chính sách xã hội.
Qua kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất nhằm hỗ trợ và giảm thiểu căng thẳng ở phụ huynh có con bị RLPTK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là cần thiết và khả thi. Để góp phần hỗ trợ và làm giảm thiểu căng thẳng ở phụ huynh có con bị RLPTK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và góp phần nâng cao chất lượng đời sống của các gia đình cần phải thực hiện kết hợp các biện pháp ở trên, không xem nhẹ bất cứ biện pháp dưới sự ủng hộ của cộng đồng, sự hỗ trợ từ các chuyên gia và xã hội.
 Kết luận
Trong nghiên cứu về căng thẳng ở phụ huynh có con bị rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đã phân tích và đánh giá một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng của phụ huynh. Từ nhận thức và kỹ năng của phụ huynh đến sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ căng thẳng mà họ phải đối mặt.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng ở phụ huynh có con bị RLPTK ở Thanh Hóa là một vấn đề phổ biến và đa chiều. Sự cần thiết và khả thi của các biện pháp hỗ trợ đã được xác định, từ việc cung cấp thông tin và kỹ năng đối phó cho phụ huynh đến việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng. Với kết quả nghiên cứu thực trạng được trình bày ở trên có thể khẳng định người nghiên cứu đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu cũng như chứng minh được giả thuyết nghiên cứu.
Các từ khóa cơ bản
Căng thẳng, Rôí loạn phổ tự kỷ, Hỗ trợ tâm lý
11. Khả năng ứng dụng trong thực tế:
Về thực trạng căng thẳng ở phụ huynh có con RLPTK
Biểu hiện căng thẳng ở phụ huynh có con RLPTK ở bốn mặt cảm xúc, thực thể, nhận thức và hành vi, trong đó biểu hiện căng thẳng thường xuyên nhất là về mặt cảm xúc, tiếp theo là mặt nhận thức, sau đó là mặt thực thể và cuối cùng là mặt hành vi.
Các tác nhân gây ra căng thẳng ở phụ huynh có con RLPTK được chia vào ba nhóm bao gồm tác nhân liên quan đến đặc điểm của trẻ, tác nhân liên quan đến bản thân cha mẹ và tác nhân khác bên ngoài từ gia đình, cộng đồng và xã hội là khác nhau. Trong đó, các tác nhân bao gồm việc thành thạo các kỹ năng hỗ trợ trẻ của căng thẳng và số lượng trẻ RLPTK trong gia đình có ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện căng thẳng ở phụ huynh.
Cách ứng phó căng thẳng ở phụ huynh bao gồm các cách ứng phó tiêu cực và tích cực, trong đó phụ huynh chủ yếu sử dụng các cách ứng phó tích cực. Các cách ứng phó tiêu cực càng nhiều thì phụ huynh càng căng thẳng và ngược lại, phụ huynh không hoặc ít sử dụng thì căng thẳng càng giảm.
Phụ huynh  đều có nhu cầu hỗ trợ khác nhau từ gia đình, xã hội và các chuyên gia, trong đó phụ huynh quan tâm nhất là nhu cầu các chuyên gia hướng dẫn, tư vấn cách giải quyết vấn đề của trẻ.
Về các biện pháp hỗ trợ làm giảm căng thẳng ở phụ huynh có con RLPTK
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi xây dựng các biện pháp hỗ trợ bao gồm nhóm các biện pháp: Giáo dục – tâm lý, nhóm các biện pháp xây dựng các điều kiện hỗ trợ và nhóm các biện pháp chính sách xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy rằng các biện pháp đều cấp thiết và có tính khả thi cao và có sự tương quan chặt chẽ với nhau.
Với kết quả nghiên cứu thực trạng được trình bày ở trên có thể khẳng định người nghiên cứu đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu cũng như chứng minh được giả thuyết nghiên cứu.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Dựa trên kết quả nghiên cứu tại luận văn này, trong thời gian tới tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai các vấn đề liên quan đến căng thẳng của phụ huynh trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Hau  2. Sex: Female
3. Date of birth: 8/4/1996 4. Place of  birth: Thanh hoa
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV, Dated: 28/12/2021
6. Changes in academic process:
Extension 1: From 16/11/2023 to 13/05/2024
Extension 2: From 13/05/2024 to 11/11/2024

7. Official thesis title: Stress in parents of children with autism spectrum disorder in Thanh hoa
8. Major: Psychology
9. Code: 8310401.01
10. Supervisors: Doctor Nguyen Hanh Lien, Faculty of Psychology. University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
The Urgency of the Research Issue
Most parents, after their child is diagnosed with Autism Spectrum Disorder (ASD), experience feelings of confusion and anxiety. They initially cannot believe that their child has this condition. Once they accept their child's challenges, they start worrying about everything concerning the child, including nutrition, education, communication, social functioning, and integration skills. They wonder how to ensure early intervention, appropriate intervention, and identify the best educational environment for their child.
Continuous and prolonged stress can negatively impact parents' mental and physical health, potentially leading to various internal metabolic disorders, raising blood cholesterol levels, and resulting in cardiovascular disease, hypertension, malnutrition, digestive disorders, gastric bleeding, headaches, abdominal pain, back pain, insomnia, depression, anxiety, sadness, and menstrual disorders. When the psychological health needs of parents with children on the autism spectrum are unmet, it can hinder family adaptation and limit the intervention and support opportunities available for children with autism (Catalano et al., 2018).
For these reasons, the study titled "Stress in Parents of Children with Autism Spectrum Disorder" was chosen to clarify the manifestations and factors causing stress in parents of children with autism spectrum disorder.
Stress
Based on studies on the concept, we define stress in this research as follows: stress is a psychological state of tension that arises when an individual faces challenging situations that pose physical, mental, or combined threats, which exceed their resources and coping abilities. These challenging situations are often complex, unexpected, and sometimes dangerous, with solutions that may be unavailable or blocked.
Proposed Research Model
Factors Causing Stress in Parents of Children with Autism Spectrum Disorder (ASD)
The stress-inducing factors for parents with children diagnosed with ASD include:
Child-related factors (such as communication, social interaction, and behavioral patterns);
Parent-related factors (such as demographic characteristics, parents’ understanding of ASD, and proficiency in support skills);
External factors (family, community, and society).
Manifestations of Stress in Parents with Children with ASD
Stress manifestations in these parents include emotional, cognitive, behavioral, and physical aspects.
Research Methodology
The study employs a combination of methods, including questionnaires, in-depth interviews, and data analysis.
Research Findings
The study on stress among parents of children with ASD in Thanh Hoa province revealed that:
Most parents experience stress across four dimensions: emotional, cognitive, physical, and behavioral, with emotional stress being the most prevalent.
Stress is caused by child-related factors, parent-related factors, and other external factors.
Parents adopt both positive and negative coping strategies, predominantly positive strategies. When parents rely less on negative coping strategies, their stress levels decrease, whereas increased use of negative coping strategies intensifies stress.
Support Needs
Most parents express a desire for support from family, society, and professionals, with the primary need being professional consultation and assistance in resolving their child’s issues.
Proposed Support Measures
The study proposes several support measures to reduce stress in parents of children with ASD, grounded in both theoretical and practical foundations. These include educational and psychological measures, measures to establish supportive conditions, and social policy measures.
Survey results show that the proposed measures to support and reduce stress in parents of children with Autism Spectrum Disorder (ASD) in Thanh Hoa province are necessary and feasible. To contribute to the support and alleviation of stress for these parents and to improve the quality of life for families, it is essential to implement a combination of the above measures. No measure should be overlooked, and all should be supported by the community, professionals, and society.
Conclusion
In this study on parental stress among parents of children with ASD in Thanh Hoa province, we analyzed and evaluated a range of factors impacting parental stress. From parental awareness and skills to support from family and community, each aspect plays a significant role in determining the level of stress that parents face.
The study results reveal that stress among parents of children with ASD in Thanh Hoa is a common and multidimensional issue. The necessity and feasibility of support measures have been identified, including providing information and coping skills for parents and establishing support networks within family and community settings. With the findings presented, the research has achieved its objectives and validated the research hypothesis.
Key Terms
Stress, Autism Spectrum Disorder, Psychological Support
12. Practical applicability:
About the current state of stress in parents of children with autism
 Stress manifestations in parents of children with autism include four aspects: emotional, physical, cognitive and behavioral, in which the most frequent manifestation of stress is the emotional aspect, followed by the cognitive aspect, then the  the physical aspect and finally the behavioral aspect.
 Factors that cause stress in parents of children with autism are divided into three groups including factors related to the child's characteristics, factors related to the parents themselves and other external factors from family, community.  community and society are different.  In particular, the factors include mastering stress support skills for children and the number of children with autism in the family that affect the level of stress expression in parents.
 Ways to cope with stress in parents include negative and positive ways of coping, in which parents mainly use positive ways of coping.  The more negative coping methods, the more stressed parents are, and conversely, if parents don't use them or rarely use them, their stress will decrease.
 Parents all have different support needs from family, society and experts, of which parents are most concerned about the need for experts to guide and advise on how to solve their children's problems.
 About support measures to reduce stress in parents of children with autism
 Based on the results of studying the current situation, we develop support measures including a group of educational - psychological measures, a group of measures to build support conditions and a group of social policy measures.  festival.  Survey results show that the measures are urgent, highly feasible, and closely correlated with each other.
 With the results of the current situation research presented above, it can be confirmed that the researcher has completed the research task as well as proven the research hypothesis.
13. Further research directions, if any:
Based on the research results in this thesis, in the future the author will continue to research and implement issues related to parental stress in inclusive education for children with autism.


 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây