1. Họ và tên học viên: Phan Thị Phượng 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/10/1993
4. Nơi sinh: Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài đề án: Can thiệp tâm lý cho một đối tượng có biểu hiện rối loạn lo âu
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng ; Mã số: 8310402.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hạnh Liên
10. Tóm tắt các kết quả của đề án:
Rối loạn lo âu là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất, ảnh hưởng sâu sắc đến hàng triệu người trên toàn cầu. Sự gia tăng số lượng các trường hợp rối loạn lo âu trong những thập kỷ gần đây đã đặt ra một thách thức lớn cho các hệ thống y tế và xã hội trên toàn thế giới.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra tổng quan về rối loạn lo âu bao gồm khái niệm, đặc điểm và phân loại của rối loạn lo âu. Những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn lo âu và các phương pháp trị liệu cho nhóm rối loạn này. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung phân tích rối loạn lo âu dưới góc nhìn của liệu pháp nhận thức- hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) bao gồm các quan điểm của lý thuyết nhận thức và lý thuyết hành vi về rối loạn lo âu; các bằng chứng chứng minh hiệu quả của liệu pháp nhận thức- hành vi trong trị liệu rối loạn lo âu và giới thiệu các kỹ thuật chính của CBT trong trị liệu rối loạn lo âu.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề án đã trình bày tổng quan tiến trình thực hiện đánh giá, chẩn đoán và can thiệp một ca lâm sàng có biểu hiện của rối loạn lo âu. Liệu pháp trị liệu chính cho thân chủ là liệu pháp nhận thức- hành vi (CBT); nhằm cung cấp cho thân chủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thay đổi các nhận thức sai lệch và quản lý các triệu chứng của lo âu. Kết quả của đề án góp phần chứng minh hiệu quả của liệu pháp nhận thức- hành vi (CBT) trong việc trị liệu cho nhóm rối loạn lo âu nói riêng và cho các nhóm bệnh tâm thần khác có kèm các biểu hiện của lo âu nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
INFORMATION ON PROJECT
1. Full name : Phan Thi Phuong 2. Sex: Female
3. Date of birth: October 11, 1993
4. Place of birth: Ha Tinh.
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV Dated December 28, 2022, by the President of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official project title:
Psychological Intervention for a Subject Exhibiting Symptoms of Anxiety Disorder
8. Major: Clinical Psychology 9. Code: 8310402
10. Supervisors: Dr. Nguyen Hanh Lien
11. Summary of the findings of the project:
Anxiety disorders are among the most common mental health issues, profoundly affecting millions of people worldwide. The increasing number of anxiety disorder cases in recent decades has posed a significant challenge to healthcare and social systems globally.
In this study, the author provides an overview of anxiety disorders, including their concepts, characteristics, and classifications. The main causes leading to anxiety disorders and therapeutic methods for this group of disorders are also discussed. Additionally, the author focuses on analyzing anxiety disorders from the perspective of Cognitive Behavioral Therapy (CBT), encompassing cognitive and behavioral theoretical viewpoints on anxiety disorders, evidence supporting the effectiveness of CBT in treating anxiety disorders, and introducing key CBT techniques in the treatment of anxiety disorders.
12. Practical applicability, if any:
Based on the results obtained from theoretical and practical research, the thesis presents an overview of the process of assessing, diagnosing, and intervening in a clinical case exhibiting symptoms of anxiety disorder. The primary therapeutic approach for the client is Cognitive Behavioral Therapy (CBT), aimed at providing the client with the necessary knowledge and skills to change distorted perceptions and manage anxiety symptoms. The results of the thesis contribute to demonstrating the effectiveness of Cognitive Behavioral Therapy (CBT) in treating anxiety disorders specifically and other mental health disorders accompanied by anxiety symptoms in general.
13. Further research directions, if any: None
14. Project -related publications: None