1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phượng 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/06/1984 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu điện tử tại thư viện trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội”
8. Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện; Mã số: 8320201.01 (NC)
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Văn Hùng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn "Đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu điện tử tại thư viện trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội" tập trung nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng tài liệu điện tử tại UNIS Hà Nội. Nghiên cứu đề ra hai câu hỏi chính: phương pháp và tiêu chí nào được áp dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu điện tử, và mức độ hiệu quả thực tế trong việc sử dụng tài liệu điện tử tại trường.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các tiêu chí và chỉ số đo lường phù hợp, qua đó xây dựng một khung lý thuyết để đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu điện tử trong trường học. Nghiên cứu xác định bốn tiêu chí chính bao gồm: chất lượng nguồn tin, sự hài lòng của người dùng, thống kê sử dụng và chi phí.
Luận văn gồm 5 chương chính:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu - giới thiệu về tài liệu điện tử, vai trò của nó, và gợi ý khung đánh giá chuẩn về hiệu quả sử dụng nên gồm bốn yếu tố: chất lượng của nguồn tin, mức độ hài lòng của người dùng, thống kê sử dụng và chi phí.
Chương 2: Đối tượng và thiết kế nghiên cứu: cung cấp cái nhìn tổng quan về bối cảnh và phương pháp nghiên cứu của đề tài, tìm hiểu về Thư viện Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS Hà Nội) và các tài nguyên điện tử mà nó cung cấp, và mô tả chi tiết về thiết kế nghiên cứu, mẫu nghiên cứu được sử dụng, cũng như phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu - trình bày các kết quả thu được và phân tích dữ liệu theo bốn tiêu chí. Kết quả cho thấy tài liệu điện tử được đánh giá cao về chất lượng nhưng cần cải thiện thông báo và hỗ trợ người dùng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và chi phí tài nguyên.
Chương 4: Đề xuất giải pháp - nêu ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển tài nguyên điện tử tại thư viện UNIS, bao gồm nâng cao chất lượng nguồn tài liệu, tăng cường hoạt động quảng bá và nâng cao nhận thức, tăng cường tương tác và hỗ trợ người dùng.
Chương 5: Kết luận - tổng kết các phát hiện của nghiên cứu, nêu lên những hạn chế và hướng phát triển trong tương lai.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc xem xét và đánh giá, hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của người dùng tài liệu điện tử tại thư viện trường quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội, từ đó giúp các nhà quản lý thư viện UNIS xây dựng chiến lược phát triển và quản lý nguồn tài liệu hiệu quả hơn. Khung đánh giá chuẩn này cũng có thể được áp dụng và điều chỉnh phù hợp với các thư viện khác trong nước và khu vực, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu điện tử trong giáo dục.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Để mở rộng và nâng cao giá trị của nghiên cứu, cần tinh chỉnh công cụ khảo sát, bổ sung thêm các câu hỏi chi tiết để thu thập dữ liệu toàn diện hơn về việc sử dụng tài liệu điện tử. Phỏng vấn trực tiếp học sinh và giáo viên sẽ cung cấp dữ liệu định tính giúp hiểu rõ nhu cầu và khó khăn của họ khi sử dụng tài liệu điện tử. Ngoài ra, việc mở rộng khảo sát tới nhiều trường học ở Hà Nội và toàn Việt Nam sẽ mang lại cái nhìn tổng quát hơn, giúp so sánh các phương pháp quản lý và phát triển TLĐT giữa các trường.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Đỗ Văn Hùng, Nguyễn Thị Phượng (2024). Khung đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu điện tử tại thư viện trường học. Thông tin và tư liệu, 3, 3-12.
INFORMATION ON THE MASTER'S THESIS
- Full name: Nguyễn Thị Phượng 2. Sex: Female
- Date of birth: June 13,1984 4. Place of birth: Hanoi
- Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV dated December 28, 2022, issued by the Headmasters of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
- Changes in academic process:
- Official thesis title: “Evaluate effective use of digital resources in the library of the United Nations International School Hanoi”
- Major: Information - Library Science; Code: 8320201.01 (Research)
- Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Đỗ Văn Hùng, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Summary of the findings of the thesis:
The thesis " Evaluate effective use of digital resources in the library of the United Nations International School Hanoi" focuses on the effectiveness of electronic resource usage at the United Nations International School of Hanoi (UNIS Hanoi). The research raises two main questions: what methods and criteria are applied to assess the effectiveness of electronic resource usage, and what is the actual effectiveness of using these resources at the school.
The objective is to identify appropriate criteria and metrics, thereby developing a theoretical framework for evaluating the effectiveness of electronic resource usage in schools. Four key criteria are identified: resource quality, user satisfaction, usage statistics, and cost.
The thesis consists of five main chapters:
Chapter 1: Literature Review- introduces electronic resources, their role, and proposes a standard evaluation framework that includes four factors: resource quality, user satisfaction, usage statistics, and cost.
Chapter 2: Research Subject and Design - provides an overview of the context and methodology, exploring the UNIS Hanoi library and its electronic resources, along with a detailed description of the research design, sample, and methods of data collection and analysis.
Chapter 3: Research Results - presents and analyzes data based on the four criteria. The results show that while electronic resources are highly rated for quality, improvements in user communication and support are needed to optimize usage efficiency and resource costs.
Chapter 4: Proposed Solutions - suggests specific solutions to enhance the management and development of electronic resources at the UNIS library, including improving resource quality, increasing promotional activities, raising awareness, and enhancing user interaction and support.
Chapter 5: Conclusion - summarizes the research findings, identifies limitations, and outlines future directions.
- Practical applicability:
This research holds significant practical value in reviewing and understanding user behavior and needs concerning electronic resources at the UNIS library, helping library managers at UNIS develop more effective resource management strategies. The standard evaluation framework can also be applied and adjusted for other libraries nationwide and in the region, contributing to improving the quality and effectiveness of electronic resource usage in education.
- Further research directions:
To expand and enhance the value of the study, the survey tool needs to be refined, with additional detailed questions to collect more comprehensive data on electronic resource usage. Direct interviews with students and teachers will provide qualitative data to better understand their needs and difficulties in using these resources. Additionally, expanding the survey to more schools in Hanoi and across Vietnam will provide a broader perspective, allowing for comparisons of management and development methods for electronic resources among schools.
- Thesis-related publications:
Đỗ Văn Hùng, Nguyễn Thị Phượng (2024). Evaluation framework for the efectiveness of electronic resource usage in school libraries. Thông tin và tư liệu, 3, 3-12.