1. Họ và tên học viên: Nguyễn Xuân Quỳnh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/02/2000
4. Nơi sinh: Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ – XHNV ngày 28/12/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Mối liên hệ giữa định hướng tương lai và bản sắc của học sinh trung học phổ thông
8. Chuyên ngành: Tâm lý học; Mã số: 831040101
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Anh Thư; Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu được thực hiện trên 260 học sinh trung học phổ thông tại 2 tỉnh, thành phố Hà Nội và Vĩnh Phúc nhằm tìm hiểu Mối liên hệ giữa định hướng tương lai và bản sắc của học sinh trung học phổ thông. Chúng tôi sử dụng 2 thang đo chính để thực hiện khảo sát là: Bảng câu hỏi Định hướng tương lai (Seginer, 2009); Thang đo Bản sắc (Rosenthal et al, 1981). Kết quả nghiên cứu chỉ ra về định hướng tương lai, trong ba lĩnh vực được nghiên cứu gồm định hướng sự nghiệp, định hướng học vấn, định hướng gia đình, định hướng học vấn được đánh giá cao nhất. Phân tích sự khác biệt nhân khẩu học cho thấy nam giới có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến định hướng gia đình so với nữ giới. Ngoài ra, học sinh ở Vĩnh Phúc có xu hướng tập trung vào học vấn nhiều hơn so với học sinh ở Hà Nội. Về bản sắc, học sinh đánh giá bản sắc cá nhân tương đối cao và có sự khác biệt theo nơi sống cho thấy học sinh ở Vĩnh Phúc có bản sắc cá nhân phát triển cao hơn so với học sinh ở Hà Nội. Về mối liên hệ giữa định hướng tương lai và bản sắc cho thấy, mối tương quan khá mạnh giữa định hướng sự nghiệp và bản sắc, định hướng gia đình có mối tương quan yếu hơn với bản sắc. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự ảnh hưởng của bản sắc đến định hướng tương lai qua ba khía cạnh: sự nghiệp, gia đình và học vấn.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ giữa định hướng tương lai và bản sắc của học sinh trung học phổ thông và là cơ sở để chúng tôi đưa ra được kiến nghị cho cá nhân, gia đình và các cơ sở giáo dục
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: không có
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong tương lai, dự kiến hướng nghiên cứu của luận văn muốn tìm hiểu nghiên cứu theo chiều ngang nhằm tìm hiểu thêm các yếu tố nào ảnh hưởng đến định hướng tương lai của học sinh trung học phổ thông.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Xuan Quynh
2. Sex: Female
3. Date of birth: 20/02/2000
4. Place of birth: Viet Tri city, Phu Tho province
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ – XHNV issued by Principal of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi on 28/12/2022
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: The relationship between future orientation and identity in high school students
8. Major: Psychology Code: 831040101
9. Supervisors: Ph.D Nguyen Thi Anh Thu, Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities
(Full name, academic title and degree)
10. Summary of the findings of the thesis:
The research was actioned on 260 high-school students in two provinces (Hanoi and Vinh Phuc) to explore the relationship between future orientation and identity among high school students. Two main scales were used for the survey: the Future Orientation Questionnaire (Seginer, 2009) and The Identity Scale (Rosenthal et al., 1981). Results showed that, regarding future orientation, academic orientation was rated the highest among the three domains studied: career, education, and family. Demographic analysis revealed that males tended to focus more on family orientation compared to females. Additionally, students from Vinh Phuc tended to focus more on education than those from Hanoi. Regarding identity, students reported a relatively high level of personal identity, with differences based on location, indicating that students from Vinh Phuc had a higher level of personal identity development than those from Hanoi. Regarding the relationship between future orientation and identity, a strong correlation was found between career orientation and identity, while family orientation had a weaker correlation with identity. The study also showed that identity influenced future orientation in three aspects: career, family, and education.
Overall, the research results have revealed the relationship between future orientation and identity among high school students, providing a basis for us to offer recommendations for individuals, families, and educational institutions.
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
11. Practical applicability, if any: None
12. Further research directions, if any: In future research, the thesis aims to conduct a broader study to explore additional factors influencing high school students future orientation.
13. Thesis-related publications: None