TTLV: Bia tượng Hậu trên địa bàn Hà Nội thế kỷ 17-18

Thứ ba - 09/05/2023 06:02
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/05/1996
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV-ĐT Ngày 26/11/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Bia tượng Hậu trên địa bàn Hà Nội thế kỷ 17-18
8. Chuyên ngành: Khảo cổ học; Mã số: 8229010.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hồng Sơn, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN).
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn là công trình tổng hợp các kết quả nghiên cứu về bia tượng Hậu thế kỉ XVII-XVIII trên địa bàn Hà Nội, cùng các vấn đề lịch sử-xã hội xung quanh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ phần nào bổ sung thêm nguồn tư liệu về hệ thống bia cung tiến nói chung và bia Hậu nói riêng trên địa bàn thủ đô Hà Nội, từ đó có thể đóng góp vào những hiểu biết về phong cách mỹ thuật, điêu khắc đương thời, cũng như tục lệ bầu Hậu và ảnh hưởng của tục lệ này đối với mô hình làng xã Bắc Bộ giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho các nhà nghiên cứu về bi kí công đức, lịch sử mỹ thuật, điêu khắc truyền thống. Bên cạnh đó, luận văn góp phần làm rõ thêm các đặc trưng về cấu trúc, kích thước, tỉ lệ, phong cách mỹ thuật, phong cách tạo hình trong bia tượng Hậu giai đoạn này, cũng như các vấn đề xã hội liên quan đến cơ cấu làng xã và các hoạt động cung tiến-báo đáp trong làng xã.
Những kết quả nghiên cứu của luận có thể làm cơ sở khoa học phục vụ trực tiếp cho việc quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của bi kí trong khuôn viên di tích.
Một phần kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm cơ sở khoa học phục vụ thiết kế, phục dựng các loại trang phục, kiểu tóc, và một số tục lệ thường ngày của các tầng lớp xã hội Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII, phục vụ các dự án bảo tồn, giới thiệu, tuyên truyền lịch sử cho công chúng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu hệ thống bia tượng Hậu tại các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN                2. Gender: Female
3. Date of birth: 26/05/1996                                             4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 4420/2019/QĐ-XHNV-ĐT Dated 26/11/2019
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Donors’ (Hậu) Statue-Steles in the 17th – 18th Centuries in the Hanoi Area
8. Major: Archaeology                                                        9. Code: 8229010.01
10. Supervisor: Associate Professor Dang Hong Son, Ph.D., Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis is a synthesis of research results on Donors’ (Hậu) statue-steles in the 17th – 18th centuries in the Hanoi area and surrounding historical-social issues.
The research results of this thesis will contribute to the current research literature on donation steles in general, and Hậu steles in particular, in Hanoi capital region, and therefore contribute to the understanding of historical sculptural art styles of said period, as well as the Hậu nomination custom and the influences this custom made on North Vietnamese village model from 17th to 18th centuries.
12. Practical applicability:
The thesis could be utilised as reference work for researchers on donation steles, traditional sculptural art history. The thesis also contribute to further understanding of forms, sizes and proportion, artistic styles, form styles in Hau statue-steles during this period, as well as social lives relating to village structure and village offering-appreciation activities.
The research results of the thesis hope to be able to from part of the scientific basis for conservation planning, restoration and promotion of steles’ values at monument and relic sites. Part of thesis research results could serve as the basis where recreation and restoration of clothing, hairstyles, and everyday customs of different social classes in 17th-18th century Vietnam could be based on, further contribute to projects of conservation and historical education to the public.
13. Further research directions:
Research on Donors (Hậu) statue-steles in Red River Delta provinces.
14. Thesis-related publications:

Tác giả: USSH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây