TTLV: Xây dựng thương hiệu điểm đến Du lịch Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Thứ năm - 18/05/2023 08:22
1. Họ và tên học viên: Phí Ngọc Hoàng                          
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 04/09/1980
4. Nơi sinh: Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận học viên số: 2606/2021/QĐ-XHNV ngày 26/11/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Xây dựng thương hiệu điểm đến Du lịch Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”
8. Chuyên ngành: Du lịch ; Mã số: 8810101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Thủy - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Bằng phương pháp nghiên cứu chính của luận văn là định tính, tác giả đã tiến hành nghiên cứ thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Na Hang, xác định các yếu tố tạo nên thương hiệu điểm đến du lịch Na Hang từ đó đưa ra giải pháp cho du lịch Na Hang có được những chiến lược và hướng đi đúng đắn trong quá trình hình thành và phát triển thương hiệu du lịch địa phương.
Sau khi tiến hành nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về việc xây dựng thương hiệu điểm đến, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp lãnh đạo quản lý nhà nước về du lịch tại Na Hang- Tuyên Quang, các chuyên gia giảng dạy về lĩnh vực du lịch tại các trường đại học, lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch có uy tín tại địa phương. Đồng thời tiến hành tham khảo ý kiến bằng cách gọi điện hoặc trao qua mạng xã hội với một số chủ khách sạn nhà hàng, chủ homerstay, phỏng vấn trực tiếp nhân viên làm việc tại các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng ăn uống (nhân viên kinh doanh, nhân viên điều hành, hướng dẫn viên).
Thông qua các dữ liệu được cung cấp trên cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, bằng việc hướng các câu hỏi phỏng vấn cũng như tiến hành thu thập và phân tích các các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan tới: Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch. Trên cơ sở áp dụng mô hình chung về XDTH và quy trình XDTH điểm đến du lịch của UNWTO, tác giả đề xuất quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 (gồm các bước về nghiên cứu, đánh giá các điều kiện xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch);  giai đoạn 2, tác giả áp dụng quy trình xây dựng thương hiệu của Michael Porter (nội dung xác định mục tiêu và sứ mệnh thương hiệu nhằm xác được nhiệm vụ của việc xây dựng thương hiệu du lịch cho điểm đến phù hợp với định hướng phát triển du lịch chung của điểm đến.).
Tác giả đề xuất lựa chọn áp dụng mô hình biểu đồ tháp thương hiệu của UNWTO để xác định các giá trị cốt lõi và thông điệp thương hiệu du lịch. Chiến lược về lộ trình xây dựng thương hiệu tác giả đề xuất căn cứ theo quy trình của Michael Porter để thực hiện có tính chiến lược, từng bước công tác định vị, xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt động XTQB. Hoạt động XTQB cần gắn kết xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch để đưa được các giá trị cốt lõi thương hiệu vào nhận thức của thị trường.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Na Hang của tỉnh Tuyên Quang. Việc xây dựng thương hiệu du lịch địa phương sẽ góp phần khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch; đồng thời gắn phát triển du lịch với nhiệm vụ bảo tồn phát huy các giá trị di tích lịch sử – văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ – du lịch.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu xây dựng thương hiệu Du lịch địa phương huyện Na Hang có ý nghĩa quan trọng đến công tác quy hoạch cũng như phát triển Du lịch cho địa phương. Tạo cơ sở và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống ở địa phương.
Có thể là tài liệu tham khảo giúp cho các nhà quản lý du lịch Tuyên Quang nói chung và Na Hang nói riêng, định hướng các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch địa phương Na Hang. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp định vị hình ảnh, thương hiệu du lịch Na Hang trong tâm trí khách hàng, góp phần phát triển du lịch theo đúng định hướng bền vững của tỉnh Tuyên Quang.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2025- 2030.
13. Các bài báo có liên quan đến luận văn: không có
                                                                          
INFORMATION ABOUT MASTER'S DEGREE THESIS

1. Student’s full name: Phi Ngoc Hoang            
2. Gender: Male
3. Date of birth: 04/09/1980
4. Place of birth: Tuy Quang
5. Decision No. 2606/2021/QD-XHNV​ dated​​ ​​November 26, 2021 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Thesis title: “Tourist destination branding of Na Hang, Tuyen Quang Province”
8. Major: Tourism; Code: 8810101.01
9. Supervisor: PhD. Nguyen Thu Thuy - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the thesis results:
By the main research method of the thesis is qualitative,​ the author has conducted a study on the situation of building and developing the Na Hang tourism destination brand, identifying the factors that make up the Na Hang tourism destination brand, thereby offering solutions for Na Hang tourism to get the right strategies and directions in the process of forming and developing local tourism brands.
After conducting an overview study and systematizing the theoretical bases of destination branding, the author conducted an in-depth interview with leaders of state management of tourism in Na Hang - Tuyen Quang, experts teaching about tourism at universities, leaders of businesses operating in the field of tourism with local prestige. At the same time, consult by calling or exchanging via social networks with some restaurant hotel owners, homerstay owners, interviewing directly employees working at motels, hotels, restaurants (sales staff, executives, guides).
Through the data provided on the website of the Vietnam National Administration of Tourism, by directing interview questions as well as collecting and analyzing primary and secondary data related to: Branding tourism destinations. On the basis of applying the general model of tourism destination construction and the tourism destination construction process of UNWTO, the author proposes the destination branding process in two stages: phase 1 (including the steps of researching and evaluating the conditions for tourism destination branding);  phase 2, the author applies Michael Porter's branding process (the content of defining brand objectives and mission in order to determine the mission of tourism branding for the destination in accordance with the overall tourism development orientation of the destination.).
The author proposes the option of applying the UNWTO brand pyramid chart model to identify the core values and brand message of tourism.The strategy on the roadmap for branding proposed by the author is based on Michael Porter's process to implement strategically, step by step positioning and branding through international cooperation activities. The strategy on the roadmap for branding proposed by the author is based on Michael Porter's process to implement strategically, step by step positioning and branding through international promoting activities. Promoting activities need to engage in tourism destination branding to bring the core brand values into the perception of the market.
From the research results of the project, the author has made recommendations to build the brand of tourist destination Na Hang of Tuyen Quang province. The construction of local tourism brands will contribute to overcoming the seasonality in tourism activities; at the same time, linking tourism development with the task of preserving and promoting the values of historical and cultural relics, protecting the natural landscape, environment, ensuring national defense and security; contributing to economic restructuring towards increasing the proportion of service-tourism areas.
11. Practical application
Researching and building a local tourism brand in Na Hang district has an important meaning to the planning as well as tourism development for the locality. Creating a basis and driving force for other manufacturing and service industries to develop, attracting the participation of ethnic minority communities living in the locality.
It can be a reference to help Tuyen Quang tourism managers in general and Na Hang in particular, orienting activities to build and develop the local tourism brand Na Hang. If done well, this will help position the image and brand of Na Hang tourism in the minds of customers, contributing to the development of tourism in accordance with the sustainable orientation of Tuyen Quang province.
12. Future research directions:
Building the brand of Tuyen Quang tourism destination in the period of 2025-2030.
13. Articles related to the thesis: none

Tác giả: USSH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây