1. Họ và tên học viên: Nguyễn Trần Vân Anh : 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/11/1990
4. Nơi sinh: Hòa Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 2606/QĐ- XHNV Ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Đại Nam
8. Chuyên ngành: Tâm lý học ; Mã số:8310401.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hạnh Liên - Khoa Tâm lý học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Động cơ và động cơ học tập là đề tài được nhiều sự quan tâm nghiên cứu ở tâm lý học trong nước và nước ngoài. Các nghiên cứu đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của động cơ trong sự hình thành, phát triển nhân cách con người, đặc biệt là vai trò của hoạt động có đối tượng. Về mặt tâm lí học, hạt nhân của nhân cách là sự gắn kết chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau của hệ thống thứ bậc động cơ, tạo nên mối quan hệ tích cực của chủ thể với khách thể hoạt động.
Dựa trên việc nghiên cứu lý luận về động cơ học tập, cùng với quá trình khảo sát biểu hiện động cơ học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập và các biện pháp thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Đại Nam, người nghiên cứu đã thực hiện chứng minh các giả thuyết của để tài qua đó có thể rút ra được một số các kết luận như sau:
Thông qua nghiên cứu, tác giả đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng và những tác động đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Đại Nam, theo đó động cơ học tập của sinh viên chịu tác động bởi cả hai yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong đó, yếu tố chủ quan có điểm trung bình mức độ cao (ĐTB = 3.67), các yếu tố tác động khách quan đến động cơ học tập của sinh viên cũng ở mức cao (ĐTB = 3.69). Hai chỉ số trên cho thấy không có sự chệnh lệch nhiều ở mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, những tác động từ yếu tố khách quan có tác động lớn hơn so với yếu tố chủ quan.
Ngoài ra, thông qua nghiên cứu, đề tài cũng chỉ ra một số các biện pháp nhằm tác động, thúc đẩy, kích thích động cơ học tập của sinh viên.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần cho thấy được một số yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Đại Nam. Thông qua đó, đưa ra những giải biện pháp nhằm tác động đến động cơ học tập của sinh viên.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full Name: Nguyễn Trần Vân Anh : 2. Sex: Female
3. Date of Birth: November 30, 1990
4. Place of Birth: Hòa Bình Province
5. Admission of decision number : 2606/QĐ–XHNV, 2021 November 26th, of Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in the training process:
7. Thesis title:
8. Major: Psychological; 9. Code number: 8310401.01
10. Scientific supervisor: Ph.D. Nguyễn Hạnh Liên; working at the Department of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
11. Summary of the results of the dissertation:
Motivation and study motivation have garnered significant interest from psychology society both domestically and internationally. Previous studies confirmed the particularly important role in the formation and development of human personality, especially the role of targeted activities. In terms of psychology, the nucleus of personality is the close connection and interdependence of the motivational hierarchy, creating a positive relationship between subjects and objects.
Based on theoretical research on study motivation, along with the process of surveying the manifestation of learning motivation, factors affecting learning motivation, and strategies to promote the learning motivation of students at Dai Nam University, the author has proven hypotheses. Consequently, some conclusions can be drawn as follows:
According to the survey results, the author evaluated the influencing factors on the learning motivation of students at Dai Nam University, accordingly, students' learning motivation is affected by both subjective and objective factors. In particular, subjective factors have a high average score (average score: 3.67), and objective elements affecting students' learning motivation are also high (average score: 3.69). The above two indicators show that there is not much difference in the influence level. Nonetheless, the obtained results showed that objective factors have a greater impact than subjective counterparts.
In addition, this thesis also proposed several practical measures that are expected to promote and stimulate students' learning motivation effectively.
12. Practical applicability: From the research results, the thesis showed numerous factors affecting the learning motivation of students at Dai Nam University. According to this, solutions were proposed to promote the students' learning motivation.
13. Future research directions: None
14. Thesis-related publications: None