TTLV: Mối liên hệ giữa vốn tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của giáo viên

Thứ hai - 20/11/2023 02:21
1. Họ và tên học viên: Đinh Thị Thành : 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/01/1997
4. Nơi sinh: Hoà Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 2606/QĐ- XHNV Ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Mối liên hệ giữa vốn tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của giáo viên
8. Chuyên ngành: Tâm lý học ; Mã số:8310401.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hà Thu ; công tác tại Khoa Tâm lý học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã tổng quan được một số nghiên cứu về vốn tâm lý, cảm nhận hạnh phúc, mối liên hệ giữa vốn tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của giáo viên. Các khái niệm cơ bản của đề tài được làm rõ. Vốn tâm lý trạng thái phát triển tâm lý tích cực của một cá nhân, được cấu thành từ bốn yếu tố: sự tự tin, sự hi vọng, sự lạc quan và sự kiên cường. Cảm nhận hạnh phúc là sự khỏe mạnh về tinh thần, thể hiện ở những cảm xúc tích cực và sự vận hành tốt các chức năng tâm lý, xã hội trong cuộc sống, bao gồm hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc xã hội. Vốn tâm lý và cảm nhận hạnh phúc đóng vai trò quan trọng giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn trên 249 giáo viên phổ thông tại thành phố Hà Nội và Hòa Bình cho thấy: mức độ biểu hiện vốn tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của  giáo viên ở mức trung bình. Có sự khác biệt giữa vốn tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của các giáo viên theo giới tính, khu vực sinh sống, thu nhập và độ tuổi. Có sự tương quan tích cực ở mức độ khá cao giữa vốn tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của giáo viên. Vốn tâm lý có khả năng dự báo nâng cao cảm nhận hạnh phúc của giáo viên.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần cho thấy được thực trạng vốn tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của giáo viên, mối liên hệ giữa hai yếu tố, dự đoán mức độ ảnh hưởng của vốn tâm lý đến cảm nhận hạnh phúc của giáo viên. Thông qua đó, nhấn mạnh đến việc nâng cao vốn tâm lý có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao cảm nhận hạnh phúc của giáo viên.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full Name: Dinh Thi Thanh : 2. Sex: Female
3. Date of Birth: 1997/01/02
4. Place of Birth: Hoa Binh Province
5. Admission of decision number : 2606/QĐ–XHNV, 2021 November 26th, of Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in the training process:
7. Thesis title: The relationship between psychological capital and teachers' subject well - being
8. Major: Psychological; Code number: 8310401.01
9. Scientific supervisor: TS. Tran Ha Thu ; working at the Department of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
10. Summary of the results of the dissertation:
The thesis has reviewed a number of studies on psychological capital, subject well - being, and the relationship between psychological capital and subject well – being of teachers. The basic concepts of the topic are clarified. Psychological capital is an individual's state of positive psychological development, made up of four elements: confidence, hope, optimism and resilience. Subject well - being is mental health, expressed in positive emotions and good functioning of psychological and social functions in life, including emotional happiness, psychological happiness and well-being, social welfare. Psychological capital and subject well – being play an important role in helping people improve their quality of life.
The results of practical research on 249 high school teachers in Hanoi and Hoa Binh cities show that the level of psychological capital expression and subject well – being of teachers are at an average level.
There is a fairly high level of positive correlation between psychological capital and teachers' subject well - being. Psychological capital has the ability to predict and improve teachers' subject well – being.
11. Practical applicability: From the research results, the thesis contributes to showing the current status of teachers' psychological capital and subject well - being, the relationship between the two factors, and predicting the level of impact. The influence of psychological capital on teachers' subject well - being. From that, emphasizing the improvement of psychological capital has a positive influence on enhancing teachers' subject well – being.
12. Future research directions: None
13. Published works related to the thesis: None





 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây