TTLV: Căn tính người da đen trong Get Out (2017) và Us (2019) của đạo diễn Jordan Peele

Thứ tư - 28/09/2022 22:26
1. Họ và tên học viên: Tạ Hồng Linh                                                 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/02/1997
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên số 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Căn tính người da đen trong Get Out (2017) và Us (2019) của đạo diễn Jordan Peele
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình;                       Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Như Trang, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn Căn tính của người đa đen trong Get Out (2017) và US (2019) của đạo diễn Jordan Peele hướng đến làm rõ: Căn tính người da đen được kiến tạo trong hai bộ phim từ các trường lực như văn hoá, bối cảnh xã hội - lịch sử, quyền lực, ý thức tộc người,… đồng thời nhìn nhận những yếu tố nổi bật về phương diện trần thuật và ngôn ngữ diện ảnh của hai bộ phim khắc họa rõ nét căn tính của người da đen.
Luận văn kết hợp sử dụng cách tiếp cận trần thuật học điện ảnh, kí hiệu học điện ảnh với các phương pháp nghiên cứu liên ngành như văn hoá học, nhân học. Lí thuyết nền tảng cho luận điểm của luận văn là lí thuyết về căn tính tộc người. Ở luận văn này, căn tính được nhìn trong cả những đặc điểm ổn định và quá trình kiến tạo. Các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp sẽ được vận dụng trong quá trình triển khai các luận điểm.
Đầu tiên, luận văn chỉ ra không nên đồng nhất hai khái niệm chủng tộc và tộc người dù chúng có nhiều điểm tương đồng. Người đa đen ở Mỹ có thể được xem như một tộc người. Và căn tính của họ chịu sự chi phối từ nguồn gốc châu Phi với môi trường sống hiện tại là nước Mỹ. Tiếp đó, luận văn phân tích việc bị phủ nhận bản sắc là nguyên nhân dẫn đến bạo lực của người Mỹ gốc Phi. Hành động này như một hình thức truy tìm căn tính. Vấn đề chủng tộc ở Mỹ từng được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định nó tồn tại như DNA của quốc gia do đó không thể dễ dàng giải quyết. Mặc dù vậy, không phải không có khả năng hòa giải. Cuối cùng, luận văn đưa tới cái nhìn khác về nhóm người Mỹ gốc Phi vẫn bị xem như ngoại tộc trong chính quốc gia họ sống. Một mặt họ vẫn lưu giữ những thói quen văn hóa của người châu Phi mặt khác thay đổi để phù hợp với môi trường sống mới.
Quá trình kiến tạo và xác nhận căn tính của người da đen ở Mỹ giống như sự hòa nhập nhưng không hòa tan. Điều này cho thấy sự vô vọng của việc xác lập hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc. Ngoài ra, nó khẳng định sự đa chiều của căn tính. Đây không phải yếu tố tĩnh mà luôn vận động dựa trên nền tảng vốn có.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

         
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name : Ta Hong Linh                                              2. Sex: Female                              
3. Date of birth: 24/02/1997                                             4. Place of  birth: Phu Tho          
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV signed by VNU University of Social Sciences and Humanities’s Academic Director; Dated 24/12/2020                                                   
6. Changes in academic process:                                                                                              
7. Official thesis title: Black Identity in Get Out (2017) and Us (2019) by Jordan Peele               
8. Major: Theory and history of film and television         9. Code: 8210232.01               
10. Supervisors: Ph.D Nguyen Thi Nhu Trang; Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:                                                                             
The thesis of Black Identity in Get Out (2017) and US (2019) by Jordan Peele are aimed to clarify: Black identity is constructed in two films based on  the societal force such as culture, social situations - history, power, value of a race, etc., and at the same time recognize the outstanding elements in terms of narrative and visual language of both films that clearly have portray the identity of black people.
The thesis combines the cinematic narrative approach, cinematic semiotics with interdisciplinary research methods such as culturology, anthropology. The basic principles of the position of the thesis is the theory of ethnic identity. In this thesis, identity is seen in both its stable nature and in the development process. The use of comparison, collation, analysis and synthesis will be applied in the process of developing theses.
First, the thesis points out that the two concepts of race and ethnicity should not be identical even though they have many similarities. Black people in America can be seen as an ethnic group. And their identity is influenced by their African origins with their current habitat in the United States. Next, the thesis analyzes identity as not the cause of violence among Americans with African origin. This acts as a form of identity tracing. The issue of race in the US has been confirmed by many researchers to exist like the nation's DNA and therefore cannot be easily solved. Even so, it is not without the possibility of reconciliation. Finally, the thesis gives a different perspective on the group of African Americans who are still considered as aliens in the country they live in. On the one hand, they still keep the cultural habits of Africans and on the other hand, change them to fit the new living environment.
The process of creating and confirming the identity of black people in America is like the motto “integration but not dissolution”. This shows the hopelessness of fully establishing the racism regime. In addition, it affirms the multidimensionality of identity. This is not a static feature, but always moves on base on an inherent foundation.
12. Practical applicability, if any:                                                                                            
13. Further research directions, if any:                                                                                   
14. Thesis-related publications:   

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây