TTLV: Hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin

Thứ tư - 11/10/2017 23:15

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Quỳnh An

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/3/1988

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có thay đổi

7. Tên đề tài luận văn: Hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin.

8. Chuyên ngành: Báo chí học                         Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương – Chủ nhiệm Khoa Báo chí &Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Bám sát nội dung đề tài nghiên cứu, từ cơ sở lý luận báo chí học, luận văn đã phân tích, tổng hợp, làm rõ khung lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài là hệ thống Đài Phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin.

Trên cơ sở khảo sát lấy mẫu tại 3 đài cấp huyện có điều kiện đặc thù ở Hải Phòng (bao gồm: quận Kiến An – đô thị, huyện Cát Hải – hải đảo, huyện Thủy Nguyên – nông thôn, miền núi) cũng như khảo sát ý kiến công chúng, luận văn đi sâu tìm hiểu, phân tích toàn diện các mặt hoạt động của hệ thống đài phát thanh cấp huyện ở Hải Phòng. Trên cơ sở đó, chỉ rõ những thành công, hạn chế, những vấn đề đặt ra đối với hoạt động của các đài cấp huyện. Mặc dù còn những bất cập, hạn chế, nhưng không thể phủ nhận vai trò, ý nghĩa, lợi ích cũng như những đóng góp cụ thể của hệ thống các đài phát thanh cấp huyện trong công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Mô hình các đài phát thanh cấp huyện vẫn cần được duy trì, nhất là với những vùng còn nhiều khó khăn như: nông thôn, miền núi, hải đảo.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, đặt trong bối cảnh bùng nổ thông tin cũng như xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, phát thanh địa phương trên thế giới, luận văn đề xuất những giải pháp và khuyến nghị cụ thể đối với các cấp quản lý và bản thân các Đài cấp huyện trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong hệ thống phát thanh- truyền hình trong thời gian tới. Vấn đề cốt lõi là các đài cần xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đổi mới nội dung thông tin, cải tiến hình thức thể hiện, đa dạng phương thức truyền tải theo hướng lấy thính giả làm trung tâm. Cùng với đó, cũng cần có những cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống các đài cấp huyện hoạt động hiệu quả. Luận văn đề nghị nên giao các đài cấp huyện trực thuộc, chịu sự quản lý trực tiếp của Đài PT-TH cấp tỉnh; sớm công nhận các đài phát thanh cấp huyện là cơ quan báo chí.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được ứng dụng cho các đài phát thanh cấp huyện không chỉ thành phố Hải Phòng mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác trong việc cải tiến cách thức tổ chức hoạt động, khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh, khai thác các thời cơ trong bối cảnh bùng nổ thông tin để nâng cao chất lượng hoạt động¸ khẳng định vai trò trong công tác thông tin – tuyên truyền. Đồng thời, cũng giúp cho các cơ quan quản lý, các đài cấp huyện hoạch định chính sách, định hướng phát triển, xây dựng cơ chế phù hợp cho hệ thống phát thanh, truyền thanh cơ sở, cũng như quản lý mạng lưới này hiệu quả hơn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ luận văn này có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề liên quan tới hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin. Ví dụ như nghiên cứu về xu hướng phát triển của phát thanh - truyền thanh cơ sở ở Việt Nam, nâng cao chất lượng thông tin của đài phát thanh cấp huyện, đối mới mô hình tổ chức hoạt động của các đài phát thanh cấp huyện trong xu thế hội tụ truyền thông, truyền thông đa nền tảng….

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thi Quynh An                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 10/3/1988                          4. Place of  birth: Hai Phong

5. Admission decision number: 3683/QĐ-XHNV Dated: December/31/2015 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: No change

7. Official thesis title: District radio system in the information explosion era

8. Major: Journalism                                     Code: 60.32.01.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Dang Thi Thu Huong - Dean of Journalism & Communication, University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University

10. Summary of the findings of the thesis:

Sticking to the research theme of the topic, the theoretical basis of journalism, the thesis has analyzed, synthesized, interpreted basic theory relating to the isssue of “Distric radio system in the information explosion era”

From sample investigation results  in 3 characteristic district in Hai Phong (including: Kien An District –urban, Cat Hai District – island , Thuy Nguyen – countryside and mountainous country) and  public survey, the thesis totally analyses operation of  district stations  in Hai Phong. It indicates the success, limitation, causes of success, limitations, problems with the district station.

Although  there is weakness, it can’t be denied that district statios play an important role in broadcasting system for political mission propaganda.

District stations are still remained, especially in difficult province: countryside, mountainous country, island.

From the theoretical basis and the practical basis studied, the thesis gives specific solutions and recommendations to the provincial / municipal Departments of Information and Communication, the provincial / municipal radio and television stations, the district People's Committees and district radio stations in the direction of management and implementation to improve the operation as well as the role of district radio in the radio system in the coming time.

From the theoretical basis and the practical basis studied, in the context of information explosion and modern radio development, the thesis gives solutions to management levels and district station in enhancing operating results and confirm the situation in the radio and television system.

The main issue is that districts stations need to build high quality human resources, mordern equipment, renew information content, improved expression, diversere transmission focusing on audience.

At the same time, they must have suitatble policies and strategies so that district stations work effectively. The thesis suggests that district stations should be put under the management of the provincial radio and television broadcasting; they also should be accepted as press agency.

11. Practical applicability:

The results of this thesis can be applied to district stations not ony in Hai Phong but also in other provines to improve operation method, overcome limitations, develop strength, get opportunity in the context of information explosion. It also helps the public, authority see clearly the situation, the role and the operating of district stations. Basing on that, we can find out suitable policies and strategies to develop radio system and manage it more effectively.

12. Further research directions:

This thesis also opens other deeper research trends of district radio system in the information explosion era. For example, doing research on developing trend of district radio radio system in Vietnam, enhancing information quality of district radio stations, innovating organizational model of  district radio stations in the trend of media convergence, multi-platform media…

13. Thesis-related publications: None.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây