Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Diệu Linh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/05/1992
4. Nơi sinh: Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận học viên số 2415/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60.31.04.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức, Khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu Nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy chung nhận thức của người dân ở mức trung bình với ĐTB là 2,90, ĐLC: 0,318. Người dân nhận thức khá tốt về những thông tin về VSATTP. Về dấu hiệu nhận biết TP an toàn, người dân nhận thức tốt dấu hiệu ATTP căn cứ vào 2 dấu hiệu thời hạn sử dụng ghi trên bao bì và thực phẩm xuất hiện nấm mốc với ĐTB là 3,54; ngày sản xuất và hạn sử dụng cũng là một tiêu chí lựa chọn TP nhận người dân quan tâm (với ĐTB = 3,56, mức cao).
Hành vi ra đông thực phẩm ngoài không khí và ngâm thực phẩm vào trong nước đạt mức thực hành thấp (lần lượt có ĐTB = 2,03 và 2,2, mức thấp). Theo bảng 3.4. có 39,0% người dân thường xuyên rã đông TP ngoài không khí, thường xuyên rã đông TP bằng việc ngâm TP vào trong nước chiếm 30,3%. Có thể thấy hành vi rã đông TP ngoài không khí hoặc ngâm vào nước là cách rã đông thực phẩm khá phổ biến của người dân. Mặc dù rã đông TP trong ngăn mát tủ lạnh là cách rã đông TP an toàn nhất nhưng chỉ được 32,9% người dân thường xuyên áp dụng.
Mức thu nhập, độ tuổi và trình độ học vấn là những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những người có thu nhập cao hơn thì thực hành vi thực hành an toàn thực phẩm tốt hơn. Những người có độ tuổi càng cao thì nhận thức của họ càng thấp hơn so với những người trẻ tuổi. Trình độ học vấn là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hành vi an toàn thực phẩm của người dân. Những người có trình độ đại học, sau đại học đạt mức điểm thực hành an toàn thực phẩm cao hơn so với các nhóm còn lại.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy nhận thức về ATTP có mối tương quan hai chiều với việc thực hành ATTP của người dân. Mối quan tâm khi mua thực phẩm của người dân có mối tương quan khá mạnh với hành vi an toàn thực phẩm với hệ số tương quan R = 0,333 P < 0,001; cách lựa chọn TP có bao bì có mối tương quan chặt chẽ với hành vi ATTP với hệ số tương quan R = 0,227 và P < 0,001. Hiểu biết về cách bảo quản TP có mối tương quan mạnh với việc thực hành ATTP của người dân với hệ số tương quan R = 0,317,; P < 0,001.
Theo kết quả trên cho thấy sự kết hợp của 5 nhân tô mối quan tâm khi mua thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm có bao bì, hiểu biết về cách bảo quản thực phẩm, nhận biết các dấu hiệu an toàn thực phẩm và quan tâm đến chất lượng thực phẩm của nhận thức có thể giải thích cho 20,2% sự thay đổi điểm số trong hành vi thực hành VSATTP của người dân. Trong đó nhân tố mối quan tâm khi mua thực phẩm, hiểu biết về cách bảo quản và quan tâm đến chất lượng thực phẩm của nhận thức tác động mạnh nhất đến hành vi ATTP theo hướng điểm của các nhân tố này càng cao thì hành vi thực hành ATTP của họ càng tốt và ngược lại. Trong 3 nhân tố có tác động mạnh nhất thì mối quan tâm khi mua thực phẩm dự báo sự thay đổi hành vi ATTP cao nhất với hệ số về độ dốc trong phương trình hồi quy là 0,189 điểm.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học. Việc dự báo sự thay đổi hành vi theo các yếu tố của nhận thức và chỉ ra những hạn chế trong nhận thức và hành vi của người dân về an toàn thực phẩm cùng các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng những chính sách về an toàn thực phẩm phù hợp nhằm nâng cao nhận thức và thực hành an toàn thực phẩm cho người dân.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài sâu hơn nữa với sự tác động của các yếu tố cảm xúc, ý chí tác động đến sự thay đổi hành vi sử dụng thực phẩm an toàn của người dân.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Dieu Linh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/05/1992 4. Place of birth: Vinh Tuong - Vinh Phuc
5. Admission decision number: No.2415/2015/QD-XHNV, dated 13/10/2015 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Awareness and behavior of people on food hygiene and safety
8. Major: Psychology Code: 60.31.04.01
9. Supervisor: Prof. Dr. Tran Thi Minh Duc, Department of Psychology, University of Social Sciences and Humanities.
10. Summary of the results of the thesis:
Based on the research on perception and behavior of people on food hygiene and safety, the results of the survey show that the general perception of people is moderate with the average score of 2.90, Standard 0.318. People are quite aware about information about food hygiene and safety. On signs of safe food recognition, people are well aware of food safety signs, based on two signs of use duration written on the packaging and foods appear mold with an average score of 3, 54; Production date and shelf life is also a criterion for food choice of people interested (with average score = 3.56, high).
The results of the correlation analysis showed that the perception of food safety was two-way correlated with the safety practice of the people. Concerns about buying food of people have a strong correlation with food safety behavior with correlation coefficient R = 0.333 P <0.001; Food packaging was closely correlated with food safety behavior with correlation R = 0.227 and P <0.001. Understanding of city preservation has strong correlation with the practice of food safety of people with correlation coefficient R = 0.317; P <0.001.
The results show that a combination of 5 people cited concerns about how to buy food, how to choose foods with packaging, knowledge of how to preserve food, identify food safety signs and customs. Awareness about the food quality of perceptions can account for 20.2% of the change in scores in the practice of food safety practices. The higher the level of interest in buying food, the better understanding of how to preserve and pay attention to the quality of food. their best food safety practices and vice versa. Of the three most influential factors, the concern about food purchasing predicted the highest change in food safety behavior with the coefficient of slope in the regression equation was 0.189.
11. Applicability in practice:
The research results of the thesis are a meaningful reference in scientific research. Predicting cognitive behavior change and identifying cognitive and behavioral limitations in food safety and influencing factors will help managers to develop Appropriate food safety policy to raise awareness and practice food safety for the people.
12. Further research directions:
With conditions and time, we will study the topic further with the impact of emotional factors, the will to change the behavior of safe food use of people.
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn