Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Ánh Hồng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/01/1992
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV, Ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Thực trạng dạy và học tiếng Việt của cộng đồng người Hàn khu vực phía Bắc Việt Nam
8. Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60.22.01.13
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Phúc - Khoa Việt Nam Học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, hiện nay, các công ty Hàn đầu tư mạnh vào Việt Nam, nhiều người Hàn đến Việt Nam để sinh sống, làm việc và học tập nên nhu cầu học tiếng Việt ngày càng tăng. Tuy vậy, nhu cầu học tiếng Việt của họ chưa được đáp ứng một cách đầy đủ và còn gặp nhiều vấn đề.
Thứ hai, thực trạng dạy và học của người Hàn khi học tiếng Việt được thể hiện qua các yếu tố về người dạy, người học và phương pháp học liệu. Về vấn đề người dạy, số lượng giáo viên tiếng Việt không thiếu nhưng không có nhiều giáo viên dạy chuyên cho người Hàn mặc dù nhu cầu rất lớn. Về vấn đề người học, người Hàn có động cơ và mục đích học tập nhưng ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như thời gian, môi trường làm việc, hoàn cảnh gia đình… nên việc học tập chưa đạt hiệu quả cao. Về phương pháp học liệu, hệ thống giáo trình, sách công cụ, hệ thống đánh giá năng lực còn cũ, thiếu, chưa đồng bộ nên không tạo được nhiều hứng thú cho người Hàn khi học tiếng Việt.
Thứ ba, người Hàn học tiếng Việt có thuận lợi lớn về ngữ âm và từ vựng do có hai ngôn ngữ đều sử dụng một số lượng lớn từ gốc Hán. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn khi họ chủ quan, không học cách phát âm chính xác và hệ thống 6 thanh điệu trong tiếng Việt. Người Hàn cũng gặp khó khăn trong việc sắp xếp trật tự từ trong câu do tiếng Việt và tiếng Hàn có cấu trúc ngữ pháp khác nhau.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Hiểu rõ thực trạng dạy và học tiếng Việt của người Hàn để từ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu học tiếng Việt rất lớn của cộng đồng người Hàn tại Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Giải pháp và kiến nghị để giải quyết thực trạng dạy và học tiếng Việt của cộng đồng người Hàn ở Việt Nam hiện nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Anh Hong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/01/1992 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 3683/2015/QĐ-XHNV, dated December 31th, 2015 issued by Rector of University of Social Studies and Humanities – Vietnam National University.
6. Change in academic process: No
7. Official thesis title: The status of teaching and learning Vietnamese language of the Korean community in the North of Vietnam
8. Major: Vietnamese Study Code: 60.22.01.13
9. Supervisor: Deputy Prof. Dr. Nguyen Van Phuc– Faculty of Vietnamese Study - University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis clarifies the following:
Firstly, Korean companies are investing heavily in Vietnam, many Korean come to Vietnam to live, work and study so the demand for learning Vietnamese is increasing. However, their needs for learning Vietnamese have not been fully met and still have face many problems.
Secondly, the situation of teaching and learning for Korean when learning Vietnamese is reflected in the factors of the teacher, the learner and the learning method. On the subject of teachers, the number of Vietnamese teachers is not lacking, but there are not many teachers who specialize in Korean education despite the great demand. In terms of learners, Koreans have the motive and purpose of learning but influenced by many factors such as time, working environment, family ... so learning is not effective. On the method of learning materials, curriculum system, tools books, capacity assessment system is old, lacking, not synchronous should not create much interest for Koreans when learning Vietnamese.
Thirdly, Koreans who learn Vietnamese have a great advantage in terms of phonetics and vocabulary because of the two languages use a large number of Han origin. However, this is also difficult when they are subjective, do not learn the correct pronunciation and 6 tones in Vietnamese. Koreans also have difficulty in arranging order in Vietnamese and Korean sentences with different grammatical structures.
11. Practical applicability:
Understanding the situation of teaching and learning for Korean in the North of Vietnam so that it can be adapted to learning Vietnamese of the Korean community in Vietnam.
12. Further research directions:
Solutions and recommendations to address the current situation of teaching and learning Korean language in Korean community in Vietnam today.
13. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn