TTLV: Hoạt động quản lý di sản Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)

Thứ tư - 08/01/2025 04:40
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh:
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/7/1999
4. Nơi sinh: Xã Hoà Lộc - huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2279/2022/QĐ-XHNV ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3845/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học, thời gian kéo dài từ ngày 23/8/2024 đến ngày 22/02/2025.
7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động quản lý di sản Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)
8. Chuyên ngành:
Quản lý Văn hóa;            
9. Mã số: 8319042.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Hương Thảo
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã tiến hành hệ thống các công trình nghiên cứu, bài viết về hoạt động quản lý di sản trò diễn nói chung và Trò Xuân Phả (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) nói riêng, hệ thống các khái niệm và lý thuyết nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa, cộng đồng và các bên liên quan, vốn văn hóa, tạo cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn. Xác định các đặc trưng, giá trị nhiều mặt của di sản Trò Xuân Phả. Khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu, thu thập, xử lý tài liệu để phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động quản lý nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản Trò Xuân Phả. Bước đầu đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý di sản Trò Xuân Phả cũng như sự kết hợp giữa Nhà nước và cộng đồng. Từ nhận diện hệ giá trị và thực trạng quản lý di sản Trò Xuân Phả, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Trò Xuân Phả. Luận văn đóng góp góc nhìn vào công tác quản lý văn hóa, cụ thể là hoạt động quản lý nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản trò diễn. Từ nhận diện hệ giá trị của Trò Xuân Phả và những vấn đề đang tồn tại, luận văn đề xuất những phương án hiệu quả và bền vững trong công tác quản lý bảo vệ và phát huy di sản trò diễn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho người làm công tác quản lý trong việc hoạch định chính sách quản lý tham gia vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam. Luận văn cũng hỗ trợ cộng đồng ở Xuân Phả nói riêng và ở Thanh Hóa nói chung có nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về di sản văn hóa của chính cộng đồng mình.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
14. Các công trình trước đó công bố có liên quan đến luận văn:
Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Vũ Hải Nguyên (2021), “Thêm một góc nhìn về trò diễn Xuân Phả ở Thanh Hóa”, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 461, tr.36-39.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Thanh                                 
2. Sex: Female
3. Date of birth: 30/7/1999                                       
4. Place of birth: Thanh Hoa Province
5. Admission decision number: 2279/2022/QD-XHNV             Dated: 22/8/2022
6. Changes in academic process: Decision No. 3845/QD-XHNV on extending the study time of graduate students, from August 23, 2024 to February 22, 2025.
7. Official thesis title: Heritage management of the folk performance of Xuan Pha (Xuan Truong commune, Tho Xuan district, Thanh Hoa province)
8. Major:
Cultural Management        
9. Code: 8319042.01
10. Supervisors:  Ph.D Do Thi Huong Thao
11. Summary of the findings of the thesis: The thesis has systematized research projects and articles on the heritage management of folk performances in general and the folk performance of Xuan Pha (a national intangible cultural heritage) in particular. It also systematized concepts and theories on cultural heritage management, community and stakeholders, cultural capital, providing a theoretical basis to address the issues raised in the thesis. It identifies the characteristics and multiple values of the Xuan Pha folk performance heritage. Field surveys, in-depth interviews, data collection, and processing were conducted to analyze and clarify the current state of management activities aimed at protecting and promoting the value of the Xuan Pha folk performance heritage. Initially, it evaluates the achieved results and existing limitations in the heritage management of the Xuan Pha folk performance, as well as the combination between the government and the community. Based on the identified value system and the current state of management of the Xuan Pha folk performance heritage, the thesis proposes solutions to improve the quality of protection and promotion of the Xuan Pha folk performance heritage. The thesis contributes a perspective to cultural management work, specifically in the management activities aimed at protecting and promoting the value of folk performance heritage. By identifying the value system of the Xuan Pha folk performance and existing issues, the proposes effective and sustainable plans for heritage management, protection, and promotion.
12. Practical applicability, if any: The thesis can be used as a reference material for managers in policy planning related to the protection and promotion of intangible cultural heritage in Vietnam. The thesis also supports the community in Xuan Pha in particular and Thanh Hoa in general in gaining a deeper awareness and understanding of their own cultural heritage.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications:
Nguyen Thi Thanh – Nguyen Vu Hai Nguyen (2021), “One more perspective on Xuan Pha performance in Thanh Hoa”, Culture and Arts Magazine, No. 461, pp. 36-39.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây