TTLV: Phong trào thị dân tại Nhật Bản thập niên 1960 – trường hợp phong trào Beheiren

Thứ ba - 24/12/2024 02:36
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Chiên          
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/01/1992
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 3636/QĐ-ĐHQGHN ngày 21/10/2022 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Phong trào thị dân tại Nhật Bản thập niên 1960 – trường hợp phong trào Beheiren.
8. Chuyên ngành:
Châu Á học;      Mã số: 8310608.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Minh Vũ – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn “Phong trào thị dân tại Nhật Bản thập niên 1960 – Trường hợp phong trào Beheiren” nghiên cứu sự phát triển của phong trào thị dân tại Nhật Bản trong bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị đặc biệt của thập niên 1960, với trọng tâm là phong trào Beheiren. Các kết quả chính của luận văn được trình bày qua ba chương như sau:
Chương 1: Phong trào thị dân Nhật Bản thập niên 1960. Chương này phân tích bối cảnh xã hội Nhật Bản trong thập niên 1960, bao gồm quá trình phục hồi kinh tế và sự tăng trưởng mạnh mẽ, sự thay đổi nhanh chóng của đô thị hóa, cùng tác động của các sự kiện quốc tế như Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật và Chiến tranh Việt Nam đối với xã hội Nhật Bản. Từ đó, luận văn tổng hợp và trình bày các phong trào thị dân nổi bật trong giai đoạn này.
Chương 2: Phong trào Beheiren. Chương này phân tích các yếu tố tác động đến sự ra đời và phát triển của phong trào Beheiren, một phong trào phản chiến quan trọng tại Nhật Bản. Các hoạt động biểu tình, phản đối chiến tranh và các sự kiện quan trọng của phong trào cũng được xem xét kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, chương này cũng nghiên cứu các phản ứng của chính quyền Nhật Bản đối với phong trào và các biện pháp kiểm soát mà chính phủ áp dụng để hạn chế sự lan rộng của nó.
Chương 3: Ảnh hưởng của phong trào Beheiren đối với xã hội Nhật Bản. Chương cuối cùng đánh giá tác động lâu dài của phong trào Beheiren đối với các phong trào xã hội tại Nhật Bản, đặc biệt là phong trào phản chiến, phong trào dân chủ hóa và phong trào sinh viên. Luận văn chỉ ra rằng Beheiren đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các giá trị dân chủ, nâng cao nhận thức xã hội về quyền lợi công dân và góp phần vào sự phát triển của các tổ chức phi lợi nhuận tại Nhật Bản.
Tổng thể, luận văn không chỉ làm rõ sự ra đời và phát triển của phong trào Beheiren, mà còn phân tích sâu sắc các tác động xã hội và chính trị mà phong trào này để lại trong bối cảnh Nhật Bản thập niên 1960.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Đề tài nghiên cứu phong trào thị dân tại Nhật Bản thập niên 1960, đặc biệt là phong trào Beheiren, không chỉ mang giá trị nghiên cứu lịch sử mà còn có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong thực tiễn, bao gồm:
Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử xã hội và chính trị. Đề tài có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo quan trọng trong các khóa học về lịch sử Nhật Bản, phong trào xã hội, và các lý thuyết về phong trào phản chiến. Việc phân tích các phong trào xã hội và phản ứng của chính phủ đối với những phong trào này có thể giúp sinh viên, học giả và nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cơ chế xã hội, chính trị và động lực của phong trào trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Hướng dẫn nghiên cứu về phong trào phản chiến và xã hội dân sự. Phong trào Beheiren có thể được áp dụng làm mô hình cho các nghiên cứu về phong trào phản chiến và sự hình thành của các tổ chức dân sự trong bối cảnh xã hội có những biến động chính trị, đặc biệt trong các quốc gia đang đối mặt với các cuộc xung đột quốc tế. Các yếu tố tạo nên sự thành công của Beheiren, như sự kết hợp giữa các nhóm dân cư và sự tổ chức hiệu quả, có thể là bài học quý giá cho các phong trào phản chiến hoặc các phong trào xã hội khác hiện nay.
Ứng dụng trong công tác phát triển cộng đồng và tổ chức phi chính phủ (NGO). Những bài học từ phong trào Beheiren về cách xây dựng và duy trì các phong trào dân sự mạnh mẽ, cũng như việc tạo ra sự đồng thuận giữa các nhóm xã hội khác nhau, có thể giúp ích trong công tác tổ chức các phong trào xã hội ngày nay. Những phong trào này có thể bao gồm các vấn đề như bảo vệ môi trường, quyền con người, hay phản đối các cuộc chiến tranh vô nghĩa. Các tổ chức phi lợi nhuận hiện nay có thể học hỏi cách thức Beheiren tiếp cận việc huy động cộng đồng và tổ chức các cuộc vận động phản đối chính trị.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
            Dựa trên kết quả của luận văn “Phong trào thị dân tại Nhật Bản thập niên 1960 – trường hợp phong trào Beheiren” trong tương lại tác giả có thể thực hiện các nghiên cứu khác như “So sánh phong trào Beheiren với các phong trào phản chiến ở các quốc gia khác”; “Nghiên cứu tác động của phong trào Beheiren”; “Nghiên cứu ảnh hưởng phong trào Beheiren đối với các thế hệ trẻ Nhật Bản”;...
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Beheiren – Liên minh thị dân đấu tranh vì hoà bình Việt Nam tại Nhật Bản ( 1965 – 1974) tại Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. “ Đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Nhật và Nhật Bản học trong thời đại kỹ thuật số” Nhà xuất bản Lao động (Tr320-Tr 332)
 
INFORMATION REGARDING MASTER’S THESIS

1. Student's full name: Pham Thi Chiên                 
2. Gender: Female
3. Date of birth: January 1, 1992
4. Place of birth: Thai Binh
5. Student recognition Decision No.2948/QD-XHNV dated December 28, 2021 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in the training process:
None
7. Thesis title: Citizens' Movement in Japan in the 1960s – The case of the Beheiren Movement
8. Major:
Asian studies;      Code: 8310608.01
9. Scientific instructor: PhD. Vo Minh Vu  - University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
10. Summary of the results of the thesis:
            The thesis “Citizens' Movement in Japan in the 1960s – The case of the Beheiren Movement” studies the development of the citizens' movement in Japan in the unique social, economic, and political context of the 1960s, with a focus on the Beheiren movement. The main results of the thesis are presented in three chapters as follows:  
Chapter 1: Citizens' Movement in Japan in the 1960s. This chapter analyzes the social context of Japan in the 1960s, including the process of economic recovery and rapid growth, the rapid urbanization changes, and the impact of international events such as the U.S.-Japan Security Treaty and the Vietnam War on Japanese society. From this, this thesis synthesizes and presents the prominent citizens' movements of this period.
Chapter 2: The Beheiren Movement. This chapter examines the factors that led to the birth and development of the Beheiren Movement, an important anti-war movement in Japan. It carefully considers the protest activities, anti-war movement, and important events of this movement. In addition, this chapter also explores the responses of the Japanese government to this movement and the measures taken by the government to control and limit its spread.
Chapter 3: The Impact of the Beheiren Movement on Japanese Society. This final chapter evaluates the long-term impact of the Beheiren movement on social movements in Japan, especially the anti-war movement, the democratization movement, and the student movement. This thesis points out that Beheiren played a significant role in promoting democratic values, raising social awareness about citizens' rights, and contributed to the development of non-profit organizations in Japan.
Overall, this thesis not only clarifies the birth and development of the Beheiren Movement but also provides an in-depth analysis of the social and political impacts of this movement within the context of Japan in the 1960s.
11. Practical applicability (if available):
The topic on the citizens' movement in Japan during the 1960s, especially the Beheiren Movement, not only holds historical research value but can also be applied in various practical fields, including:
Research and teaching of social and political history: This topic can serve as an important reference in courses on Japanese history, social movements, and anti-war movement theories. Analyzing social movements and the government's responses to these movements can help students, scholars, and researchers understand better the social and political mechanisms, as well as the dynamics of movements during different historical periods.
Guidance for research on anti-war movements and civil society: The Beheiren Movement can be used as a model for studies on anti-war movements and the formation of civil organizations in contexts where there are political upheavals, especially in countries facing international conflicts. The factors that contributed to Beheiren's success, such as the collaboration between different social groups and effective organization, could offer valuable lessons for current anti-war or other social movements.
Application in community development and non-governmental organizations (NGOs): The lessons from the Beheiren Movement on how to build and sustain strong civil movements, as well as how to create consensus among different social groups, can be useful in the work of organizing social movements today. These movements could address issues such as environmental protection, human rights, or opposition to unjust wars. Today's NGOs could learn from Beheiren’s approach to community mobilization and organizing political protest campaigns.
These applications show how the Beheiren movement's history and its organizational strategies can inform current practices in social activism, community building, and political engagement. 
12. Further research directions (if availabe):
            Based on the results of the thesis “Citizens' Movement in Japan in the 1960s – The case of the Beheiren Movement”, the author could conduct future research on topics such as: “Comparing the Beheiren Movement with Anti-War Movements in Other Countries”, “Studying the Impact of the Beheiren Movement”, “Researching the Influence of the Beheiren Movement on Younger Generations in Japan”... and other related topics.
13. Published works related to this thesis:
Beheiren – The Civilian Alliance for Peace in Vietnam in Japan (1965–1974), in the Memorandum of the National Scientific Conference, “Innovating Japanese Language and Japanese Studies Teaching Methods in the Digital Age", Labor Publishing House (pg.320–332)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây