TTLV: Di tích chùa tháp Thạt Luổng (Viêng Chăn, CHDCND Lào

Thứ ba - 31/12/2024 03:58
1. Họ và tên học viên: Soudaphone KHAMPHOUVONG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/08/1987       
4. Nơi sinh: Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND, Lào
5. Quyết định công nhận học viên số: 3556/QĐ-XHNV Ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Theo Quyết định về việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học số 6097/QĐ-XHNV của Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hình thức đào tạo: Chính Quy, Thời gian từ: 01/12/2024 đến 30/05/2025.
7. Tên đề tài luận văn: “Di tích chùa tháp Thạt Luổng (Viêng Chăn, CHDCND Lào)”.
8. Chuyên ngành:
Khảo cổ học ;       Mã số:  8229010.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Mạnh,  Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Các kết quả chính của luận văn bao gồm:
Luận văn đã tập trung nghiên cứu bối cảnh lịch sử hình thành và phát triển của chùa tháp Thạt Luổng, một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng của thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào. Qua việc phân tích các tài liệu lịch sử và khảo cổ học, luận văn đã làm sáng tỏ quá trình xây dựng và vai trò của chùa tháp Thạt Luổng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, đặc biệt là trong thời kỳ vương quốc Lan Xang. Vai trò của di tích trong đời sống tín ngưỡng Phật giáo của người dân Lào, đồng thời khẳng định ý nghĩa biểu tượng của Thạt Luổng như một di sản văn hóa quốc gia, gắn liền với bản sắc dân tộc Lào.
Một phần quan trọng của luận văn là phân tích chi tiết về kiến trúc và nghệ thuật của chùa tháp Thạt Luổng:
- Mô tả và phân tích bố cục không gian tổng thể của di tích, bao gồm tháp chính, các tháp phụ, khu vực sân chùa và các công trình phụ trợ.
- Nghiên cứu về phong cách kiến trúc độc đáo của tháp Thạt Luổng, kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc bản địa Lào và ảnh hưởng từ các nền văn hóa khu vực, đặc biệt là Ấn Độ và Khmer. Qua việc nghiên cứu Thạt Luổng, luận văn đã cung cấp thêm tư liệu và góc nhìn mới về sự giao thoa văn hóa và sự phát triển của kiến trúc Phật giáo trong khu vực.
- Phân tích các họa tiết, phù điêu và hoa văn trang trí trên tháp, qua đó làm rõ ý nghĩa biểu tượng và giá trị thẩm mỹ của các yếu tố nghệ thuật này.
- Luận văn đã tiến hành so sánh, đối chiếu di tích chùa tháp Thạt Luổng với các di tích tương tự trong khu vực, từ đó đưa ra những đánh giá khoa học về vai trò và vị trí của di tích Chùa tháp Thạt Luổng trong hệ thống khảo cổ học khu vực:
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số đề xuất cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích chùa tháp Thạt Luổng. Đề xuất các biện pháp bảo tồn kiến trúc và nghệ thuật của tháp, đặc biệt là việc chống xuống cấp do ảnh hưởng của thời gian và môi trường. Xây dựng các chương trình quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của di tích thông qua các hoạt động du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống và giáo dục cộng đồng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đối với đề tài “DI TÍCH CHÙA THÁP THẠT LUỔNG (VIÊNG CHĂN, CHDCND LÀO)” của du học sinh Lào tại Hà Nội, học viên hy vọng kết quả của luận văn này sẽ đóng góp vào sự hiểu biết về việc hình thành và cấu trúc tháp Thạt Luổng của người Lào tại nước ngoài. Qua đó, góp phần nâng cao tri thức hiểu biết về cộng đồng du học sinh Lào tại Việt Nam nói chung và du học sinh Lào tại Hà Nội nói riêng, góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào. Đồng thời, giới thiệu được những nét truyền thống đặc trưng của đất nước Lào ra thế giới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu Quản lý Di sản văn hóa Lào.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Soudaphone KHAMPHOUVONG
2. Sex: Female
3. Date of birth:  08/08/1987
4. Place of birth:  Vientiane Capital, Lao PDR
5. Admission decision number: No. 3556/QĐ-XHNV dated November 30, 2022, issued by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: According to the Decision on the extension of study time for the master's student No. 6097/QĐ-XHNV issued by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis title: “The That Luang Stupa Complex (Vientiane, Lao PDR)”
8. Major:
Archeology; Code: 8229010.01
9. Supervisors: Dr. Nguyễn Hữu Mạnh, Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:  
   The thesis focuses on studying the historical context of the formation and development of the That Luang stupa complex, one of the most important cultural symbols of Vientiane, Lao PDR. By analyzing historical and archaeological documents, the thesis clarifies the construction process and the role of the That Luang stupa in different historical periods, especially during the Lan Xang Kingdom. It emphasizes the importance of the site in the Buddhist religious life of the Lao people and affirms the symbolic significance of That Luang as a national cultural heritage closely linked to the identity of the Lao nation.
A significant part of the thesis is a detailed analysis of the architecture and art of the That Luang stupa:
- Describing and analyzing the overall spatial layout of the site, including the main stupa, auxiliary stupas, the courtyard, and other supporting structures.
- Researching the unique architectural style of the That Luang stupa, which combines indigenous Lao architectural art with influences from regional cultures, particularly Indian and Khmer. Through the study of That Luang, the thesis provides additional materials and perspectives on the cultural exchange and development of Buddhist architecture in the region.
- Analyzing the patterns, reliefs, and decorative motifs on the stupa to clarify the symbolic meanings and aesthetic values of these artistic elements.
- Comparing and contrasting the That Luang stupa with similar sites in the region, the thesis offers scientific evaluations of the role and position of the That Luang stupa within the regional archaeological system.
Based on the research results, the thesis proposes specific measures to preserve and promote the value of the That Luang stupa complex:
Proposing preservation measures for the architecture and art of the stupa, particularly addressing deterioration caused by time and environmental factors. Developing programs to promote the cultural and historical value of the site through cultural tourism activities, traditional festivals, and community education.
11. Practical applications:
For the thesis “The That Luang Stupa Complex (Vientiane, Lao PDR)” by a Lao international student in Hanoi, the student hopes that the results of this thesis will contribute to understanding the formation and structure of the That Luang stupa among Lao people abroad. This, in turn, will enhance knowledge about the Lao student community in Vietnam in general and in Hanoi in particular, thereby strengthening the Vietnam–Laos relationship. Additionally, it introduces the unique traditional features of Laos to the world.
12. Further research directions: Research on the management of Lao cultural heritage.
13. Publications: 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây