TTLV: Truyện ngắn của Y Ban nhìn từ tự sự học nữ quyền luận

Thứ năm - 13/02/2025 02:58
1. Họ và tên học viên: Cấn Thị Huyền                              ; 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06/07/1997
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2279/2022/QĐ-XHNV ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn kéo dài thời gian đào tạo theo Quyết định số 3845/QĐ-XHNV ngày 01 tháng 8 năm 2024
7. Tên đề tài luận văn: Truyện ngắn của Y Ban nhìn từ tự sự học nữ quyền luận
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học                                   ; Mã số: 8229030.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Trước hết, luận văn làm rõ định nghĩa “tự sự học nữ quyền” và các vấn đề lí luận liên quan; vị trí của tác giả và tác phẩm trong dòng chảy văn học đương đại Việt Nam.
- Qua khảo sát, nghiên cứu truyện ngắn Y Ban, thấy được sự thành công của nhà văn trong việc tạo lập một chiến lược tự sự dựa trên các phương diện về đề tài, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật, đặc biệt là khả năng kiến tạo chủ thể trần thuật nữ với điểm nhìn “nữ giới” nhằm nói lên tiếng nói của người nữ về khát vọng tự do, tình yêu, hạnh phúc và quyền được bình đẳng trong xã hội. Thông qua đó, chúng tôi khẳng định được giá trị của đề tài, làm rõ những nỗ lực của Y Ban - một tác giả nữ trong việc thực hiện các chiến lược giao tiếp để nói tiếng nói của giới mình, cùng những biểu hiện của thiên tính nữ và ý thức nữ quyền trong truyện ngắn Y Ban ở bối cảnh văn học nữ ngày càng chiếm ưu thế.
- Khảo sát truyện ngắn của Y Ban, chúng tôi công nhận “lối viết nữ” trong phương pháp sáng tác văn học nữ quyền, nhận thấy rõ hơn về những biểu hiện ý thức nữ quyền trên phương diện nghệ thuật. Trong các tác phẩm của mình, Y Ban đã cho thấy những nỗ lực sáng tạo và cách tân trên phương diện trần thuật với phương thức kể chuyện đầy biến hóa của những nhân vật nữ.
- Khẳng định những đóng góp của nhà văn Y Ban trên bình diện đề tài, nghệ thuật truyện ngắn, đặc biệt là những giá trị, đóng góp về phong cách, bút pháp cũng như vị trí sáng tác của một tác giả nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
- Bằng lối viết vừa tâm tình vừa cá tính, gai góc, Y Ban đã điểm vào văn học nữ quyền một tiếng nói mới mẻ và hết sức độc đáo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận văn cung cấp những tri thức về tự sự học nữ quyền luận, từ đó có thể ứng dụng được trong nghiên cứu văn học, nhất là trong sáng tác của các cây bút nữ.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp cho những người quan tâm, nghiên cứu về nhà văn Y Ban, đặc biệt là hướng tiếp cận từ lý thuyết tự sự học nữ quyền luận đối với các sáng tác của nhà văn. Trên cơ sở đó, luận văn cũng bổ sung thêm một kết quả nghiên cứu cho lĩnh vực nghiên cứu văn học nữ đương đại nói chung và truyện ngắn nữ đương đại nói riêng ở Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đề tài này có thể phát triển theo những hướng nghiên cứu như: Mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu đến truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam nhìn từ tự sự học nữ quyền luận hoặc Nghiên cứu văn học nữ đương đại Việt Nam nhìn từ tự sự học nữ quyền luận.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: CAN THI HUYEN                         2. Sex: Female         
3. Date of birth: 06/07/1997          
4. Place of birth: Hanoi       
5. Admission decision number: 2279/2022/QD-XHNV dated 22/08/2022 of the Principal of VNU University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: Extension of training period according to Decision No. 3845/QD-XHNV dated August 1, 2024                    
7. Official thesis title: Y Ban's short stories told by feminist narratology                   
8. Major: Theoretical Literature                                        Code: 8229030.01  
9. Supervisors: Associate Professor, Dr. Tran Khanh Thanh, VNU University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi                      
10. Summary of the findings of the thesis:
First of all, the thesis clarifies the definition of "feminist narratology" and related theoretical issues; The position of the author and work in the flow of contemporary Vietnamese literature.
- The research on Y Ban’s short stories demonstrates the author's adeptness in crafting a narrative strategy that encompasses themes, narrative technique, language, and tone. Notably, Y Ban excels in developing a female narrative voice that articulates women's perspectives on freedom, love, happiness, and social equality. This analysis underscores the thematic significance, highlighting Y Ban's efforts as a female author to employ communication strategies that convey the female experience. Additionally, the research reveals manifestations of female divinity and feminist consciousness within Y Ban’s works, contributing to the increasingly prominent context of female literature.
- An examination of Y Ban's short stories reveals a distinct "female writing style" that characterizes her feminist literary approach, highlighting artistic expressions of feminist consciousness. Y Ban's works exhibit creative and innovative efforts in narrative technique, particularly through evolving storytelling methods centered on female characters.
- Affirming Y Ban's contributions in terms of subject matter and the art of the short story, this analysis underscores the values and contributions of her style, writing techniques, and creative stance as a female author in contemporary Vietnamese literature.
- With an emotional, personal, and provocative writing style, Y Ban has introduced a distinctive and unique voice to feminist literature.
11. Practical applicability, if any:
- The thesis offers insights into feminist narratology, providing a framework that can be applied to literary research, particularly in analyzing the works of female writers.
- Serving as a direct reference for scholars and enthusiasts of Y Ban's literature, the thesis employs feminist narratology theory to examine her works. Consequently, it contributes valuable research findings to the study of contemporary women's literature, with a specific focus on contemporary Vietnamese women's short stories.           
12. Further research directions, if any:     
This topic can be developed through various research directions, such as expanding the scope to include contemporary Vietnamese women's short stories analyzed through the lens of feminist narratology or examining contemporary Vietnamese women's literature from a narratological perspective with a focus on feminist themes. 
13. Thesis-related publications: None

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây