1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Nhung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/07/1999
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 2279/2022/QĐ-XHNV ngày 22/08/2022 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học, thời gian kéo dài từ ngày 23/08/2024-22/02/2025 : số 3845/QĐ-XHNV ngày 01/08/2024 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận văn: Urasenke và quá trình quốc tế hóa Trà đạo Nhật Bản
8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 8310608.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Hải Linh - Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn khái quát toàn diện về lịch sử, đặc điểm và quá trình quốc tế hóa của trà đạo Nhật Bản, với trọng tâm là phái Urasenke. Từ nguồn gốc lịch sử đến vai trò hiện đại, Urasenke không chỉ bảo tồn giá trị truyền thống mà còn thúc đẩy mạnh mẽ quá trình quốc tế hóa, khẳng định vị trí của trà đạo như một công cụ văn hóa và ngoại giao quan trọng. Tại Việt Nam, sự hiện diện của Urasenke Tankokai Hà Nội và Câu lạc bộ trà đạo Ursasenke USSH là minh chứng cho sức lan tỏa của trà đạo, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác văn hóa và giáo dục song phương bền vững. Luận văn được cấu trúc thành 3 chương chính.
Chương 1: Khái quát về Trà đạo Nhật Bản
Chương này khái quát về lịch sử và sự phát triển của trà, bắt đầu từ nguồn gốc của cây trà ở Trung Quốc, nơi trà được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh và dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Sau đó, cây trà được du nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ VIII thông qua các nhà sư phái Thiền tông. Từ đây, trà phát triển thành một nghệ thuật mang đậm triết lý sống hài hòa, thanh tịnh và gắn kết tinh thần. Trà đạo Nhật Bản (chanoyu) bắt đầu định hình rõ nét vào thế kỷ XV-XVI với sự đóng góp của các trà sư nổi tiếng như Murata Juko, Takeno Joo và đặc biệt là Sen no Rikyu, người được xem là “cha đẻ” của Trà đạo. Ông đã hoàn thiện triết lý và nghi lễ trà đạo dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản: wa-kei-sei-jaku (hòa-kính-thanh-tịch). Chương này phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa Trà đạo Nhật Bản với văn hóa trà của các nước khác như Trung Quốc và Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của Trà đạo như một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Nhật Bản.
Chương 2: Phái trà Urasenke
Chương 2 tập trung nghiên cứu phái trà Urasenke, một trong ba phái trà lớn nhất Nhật Bản, bên cạnh Omotesenke và Mushakoji-senke. Urasenke được thành lập vào thế kỷ XVII bởi các hậu duệ của Sen no Rikyu và có lịch sử phát triển hơn 400 năm. Điểm đặc trưng của phái trà này là sự linh hoạt trong việc duy trì truyền thống và mở rộng phạm vi ứng dụng để phù hợp với thời đại. Triết lý wa-kei-sei-jaku không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Urasenke mà còn được phát huy trong thiết kế phòng trà, trong lựa chọn trà cụ, và tổ chức các nghi lễ trà. Phòng trà của Urasenke thường nhấn mạnh sự giản dị nhưng tinh tế, trà cụ được lựa chọn theo mùa, nhấn mạnh sự hài hòa với thiên nhiên. Các nghi lễ trà của Urasenke không chỉ là nghệ thuật mà còn phản ánh một triết lý sống, giúp người tham gia tìm kiếm sự cân bằng và thanh thản trong tâm hồn. Bên cạnh đó, chương này cũng phân tích hệ thống quản lý vận hành đặc biệt của Urasenke, vai trò tiên phong của phái trà này trong việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thông các hoạt động giáo dục, giao lưu văn hóa. Các trung tâm và trường học do Urasenke thành lập không chỉ truyền dạy Trà đạo mà còn là cầu nối quan trọng giữa Nhật Bản và các nền văn hóa khác.
Chương 3: Quá trình quốc tế hóa trà đạo của Urasenke
Chương này phân tích chi tiết quá trình đưa trà đạo ra thế giới của phái Urasenke, với trọng tâm là các hoạt động quốc tế hóa từ giữa thế kỷ XX đến nay. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Urasenke đã nỗ lực xây dựng và phát triển các chi nhánh, câu lạc bộ trên toàn cầu, từ Mỹ, châu Âu đến châu Á. Sự lan tỏa này không chỉ nhằm giới thiệu trà đạo, mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa và giáo dục quốc tế. Tại Việt Nam, Urasenke Tankokai đã có những bước tiến đáng kể trong việc quảng bá trà đạo, đặc biệt thông qua các hoạt động biểu diễn, giảng dạy, và hợp tác với các tổ chức như Đại sứ quán Nhật Bản và các trung tâm văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ Trà đạo USSH – câu lạc bộ duy nhất tại Việt Nam được Urasenke công nhận cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc tổ chức các sự kiện cộng đồng, đặc biệt dành cho sinh viên, học sinh. Bên cạnh đó, chương này cũng chỉ ra những thách thức trong quá trình quốc tế hóa, như việc cân bằng giữa thích nghi, bản địa hóa với giữ gìn tính nguyên bản của Trà đạo trong bối cảnh toàn cầu hóa; những hạn chế về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy ở nước sở tại. Dựa trên kết quả điều tra khảo sát, chương này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình quốc tế hóa mà vẫn duy trì sự hấp dẫn và tính bền vững của trà đạo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Nghiên cứu về Urasenke và quá trình quốc tế hóa trà đạo Nhật Bản mang lại nhiều giá trị ứng dụng thực tiễn. Trước hết, nghiên cứu này có thể đóng góp vào việc bảo tồn và quảng bá văn hóa Nhật Bản thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa và tổ chức sự kiện tại các cơ sở giáo dục, tổ chức văn hóa, và cộng đồng yêu trà đạo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho các chương trình giảng dạy về văn hóa Nhật Bản tại các trường học hoặc các câu lạc bộ văn hóa quốc tế. Ngoài ra, từ góc độ kinh tế, các hoạt động dựa trên nghiên cứu này có thể tạo ra cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trà và tổ chức sự kiện văn hóa. Đồng thời, nghiên cứu góp phần củng cố mối quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế giữa Nhật Bản và Việt Nam thông qua việc thúc đẩy các giá trị văn hóa chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
Hướng nghiên cứu tiếp theo sau khi hoàn thành luận văn là tập trung vào các biện pháp cụ thể nhằm bản địa hóa nhưng vẫn bảo lưu được tinh thần cốt lõi của trả đạo khi phổ biến ra nước ngoài, đặc biệt trong trường hợp Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu điều tra bảng hỏi ở quy mô rộng hơn có thể đem lại kết quả định lượng chính xác hơn nhằm đánh giá tác động của việc quốc tế hóa trà đạo đối với sự phát triển của ngành công nghiệp trà và du lịch, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực này.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ABOUT THE MASTER’S THESIS
1. Full name of the candidate: Phạm Thị Nhung
2. Gender: Female
3. Date of birth: July 16, 1999
4. Place of birth: Nam Định
5. Admission decision number: 2279/2022/QD-XHNV dated August 22, 2022 of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes during the training process: Decision on extending the study time of graduate students, from August 23, 2024 to February 22, 2025: No. 3845/QD-XHNV dated August 1, 2024 of the University Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
7. Thesis title: Urasenke and the Internationalization of Japanese Tea Ceremony
8. Major: Asian Studies; Code: 8310608.01
9. Academic advisor: Associate Professor Dr. Phan Hải Linh – Department of Japanese Studies, Faculty of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities.
10. Summary of the results of the thesis
The thesis provides a comprehensive overview of the history, characteristics, and development of the Japanese tea ceremony, with a particular focus on the Urasenke school. From its historical origins to its contemporary role, Urasenke not only preserves traditional values but also actively promotes the process of internationalization, solidifying the position of the tea ceremony as an important cultural and diplomatic tool. In Vietnam, the presence of Urasenke Tankokai Hanoi and USSH serves as evidence of the spread of the tea ceremony, while opening opportunities for sustainable cultural and educational cooperation. The thesis compose of three chapters as following.
Chapter 1: An Overview of the Japanese Tea Ceremony
This chapter outlines the history and evolution of tea, starting with the origins of the tea plant in China, where tea was initially used as a medicinal remedy before becoming an integral part of cultural life. The tea plant was introduced to Japan around the 8th century by Buddhist monks, along with Zen Buddhism. From there, tea developed into an art form embodying philosophies of harmony, tranquility, and spiritual connection. The Japanese tea ceremony (chanoyu) began to take shape in the 15th and 16th centuries, influenced by renowned tea masters such as Murata Juko, Takeno Joo, and especially Sen no Rikyu, who is regarded as the “father” of the tea ceremony. He perfected the philosophy and ritual of the tea ceremony based on the four core principles of wa-kei-sei-jaku (harmony, respect, purity, and tranquility). This chapter also analyzes the similarities and differences between the Japanese tea ceremony and tea cultures in other countries, such as China and Vietnam, emphasizing the role of Chado as a distinctive cultural symbol of Japan.
Chapter 2: The Urasenke School
This chapter focuses on the Urasenke school, one of the three major schools of tea in Japan, alongside Omotesenke and Mushakoji-senke. Urasenke was founded in the 17th century by the descendants of Sen no Rikyu and has a history spanning over 400 years. The defining feature of Urasenke lies in its flexibility to maintain tradition while expanding its application to fit modern times. The principles of wa-kei-sei-jaku continue to guide every activity within Urasenke, reflected in the design of tea rooms, the selection of tea utensils, and the organization of tea ceremonies. Urasenke tea rooms emphasize simplicity and elegance, with utensils chosen according to the seasons to harmonize with nature. The tea ceremonies of Urasenke are not merely artistic expressions but also a reflection of a philosophy that encourages balance and serenity. Additionally, this chapter highlights Urasenke’s role in preserving and promoting traditional cultural values, particularly through its educational and cultural exchange activities. The centers and schools established by Urasenke not only teach the tea ceremony but also act as important bridges between Japan and other cultures.
Chapter 3: The Internationalization of Chado by Urasenke
This chapter examines the process of spreading the tea ceremony worldwide by Urasenke, focusing on its internationalization efforts from the mid-20th century to the present. After World War II, Urasenke made significant efforts to establish branches and clubs around the world, including in the United States, Europe, and Asia. This expansion aimed not only to introduce Chado globally but also to foster cultural and educational exchanges. In Vietnam, Urasenke Tankokai has made notable progress in promoting the tea ceremony, particularly through performances, teaching, and collaborations with organizations such as the Japanese Embassy and Japanese cultural centers. Large events, such as cultural exhibitions and international exchanges, have contributed to increasing awareness and interest in the tea ceremony among the Vietnamese public. However, this chapter also addresses the challenges of internationalization, including the adaptation to different cultures, maintaining the authenticity of Chado in the context of globalization, and the limitations in infrastructure and local teaching staff. To overcome these challenges, Urasenke has proposed solutions, such as establishing more training centers, training local instructors, and organizing international events to sustain the interest and ensure the longevity of the tea ceremony.
11. Practical Applications (if any):
The research on Urasenke and the internationalization of the Japanese tea ceremony provides significant practical value. Firstly, it contributes to the preservation and promotion of Japanese culture through cultural exchange activities and events organized at educational institutions, cultural organizations, and tea ceremony enthusiasts’ communities in Vietnam. Additionally, the findings offer valuable reference materials for teaching Japanese culture in schools or at international cultural clubs. From an economic perspective, activities derived from this research can create opportunities for collaboration between enterprises in tea production, business, and cultural event organization. Furthermore, the study strengthens diplomatic relations and international cooperation between Japan and Vietnam by promoting shared cultural values.
12. Future research directions (if any):
Another potential research direction could explore measures to preserve the authenticity of tea ceremonies when introduced abroad, especially in culturally distinct environments.
Finally, quantitative studies based on a larger questionnaire survey are necessary to assess the impact of the globalization of tea ceremonies on the growth of the tea and tourism industries, thereby proposing solutions to foster sustainable development in these sectors.
13. Related Publications: None