Thông tin luận văn "Hợp tác Hoa Kì - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh lạnh" của HVCH Nguyễn Thu Phương, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thu Phương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22 tháng 7 năm 1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận văn: Hợp tác Hoa Kì - LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh lạnh.
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế ; Mã số: 603140
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. NGUYỄN QUỐC HÙNG
– Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. - - Chương 1:
Cơ sở của sự hợp tác Hoa Kì - LB Nga trong giải trừ vũ khí hạt nhân
Có hai cơ sở chính cho sự hợp tác Hoa Kì - LB Nga trong giải trừ vũ khí hạt nhân. Thứ nhất là các Hiệp ước, Hiệp định được hai bên kí kết trong thời kì Chiến tranh lạnh như Hiệp ước LTB (1963), Hiệp ước OST (1967), Hiệp ước NPT (1968), Hiệp ước ABM (1972), Hiệp ước SALT-1 (1972), Hiệp ước SALT-2 (1979), Hiệp ước START-1 (1991). Thứ hai là sự thay đổi của cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh và tác động của nó tới sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại-an ninh của Hoa Kì - LB Nga.
- Chương 2:
Hợp tác Hoa Kì - LB Nga trong giải trừ vũ khí hạt nhân từ năm 1992-2008
Trong thời kì này, với sự kiện 11/9/2001, hợp tác Hoa Kì-LB Nga được chia làm hai giai đoạn khác nhau với những bước phát triển mới. Giai đoạn đầu (1992-2001) chủ yếu là việc thực hiện Hiệp ước START-1 và đàm phán để kí Hiệp ước START-2. Giai đoạn 2 (2002-2008) nhấn mạnh đến sự cải thiện trong quan hệ Hoa Kì-LB Nga sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố do Mĩ phát động, dẫn tới những thay đổi trong chính sách hạt nhân cùng những hợp tác của Hoa Kì-LB Nga trong các vấn đề hạt nhân quốc tế.
- Chương 3:
Triển vọng của hợp tác Hoa Kì - LB Nga về giải trừ vũ khí hạt nhân
Sự kiện đánh dấu cho triển vọng hợp tác Hoa Kì-LB Nga trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân chính là Hiệp ước START-3 được Tổng thống Mĩ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev kí kết ngày 8-4-2010. Hiệp ước này đã được Quốc hội hai nước phê chuẩn và có hiệu lực từ tháng 2/2011. Phần cuối của chương cũng nêu lên quan điểm của Việt Nam là ủng hộ nỗ lực chống phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Từ đề tài luận văn này, có thể mở rộng ra nghiên cứu hợp tác an ninh giữa Hoa Kì và LB Nga từ sau Chiến tranh Lạnh
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : NGUYEN THU PHUONG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 22 July 1979 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 14 October 2009
6. Changes in academic process: none
7. Official thesis title:
Cooperation in nuclear disarmed between US and Russia after the Cold war
8. Major: International Relations 9. Code: 603140
10. Supervisors: Professor NGUYEN QUOC HUNG,
University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
Besides the beginning and the conclusion, dissertation content includes 3 part:
Part 1: Basic to cooperation in nuclear disarmed between US and Russia
There are two conditions for the cooperation in nuclear disarmed between US and Russia. The first is treaties and agreements signed by US and Russin in the Cold war such as: LTB (1963), OST (1967), NPT (1968), ABM (1972), SALT-1 (1972), SALT-2 (1979), START-1 (1991). The second is the changing in the world after the Cold war and its influence on adjusting foreign-security policies of US and Russia.
- Part 2:
Cooperation in nuclear disarmed between US and Russia from 1992 to 2008
In this time, with the September 11 event, cooperation in nuclear disarmed between US and Russia was divided into two phase with many developmentsi. Phase 1 (1992-2001): implementing START 1 and negotiating on START 2. Phase 2 (2002-2008): improvement in relationship between US-Russia especially when Russian President Vladimir Putin supported for US war on terrorism. There were many changes in nuclear policy and cooperation in international nuclear issues between US and Russia.
- Part 3:
Prospect of cooperation in nuclear dismarmed between US and Russia
On 8 April 2010, US President Barack Obama and Russian President Dmitry Medvedev signed START-3, marked the new step in relations US-Russia. US and Russian parliaments passed this treaty and START-3 carried into effect from Febuary 2011. The last of this part referred Vietnamese policies in nuclear disarmed.
11. Practical applicability, if any:
13. Further research directions, if any: Can expanding research on security cooperations between US and Russia after the Cold war
14. Thesis-related publications: None