TTLV: Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay

Thứ sáu - 16/12/2011 01:46
Thông tin luận văn "Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay (nghiên cứu trường hợp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội)" của HVCH Ngô Thị Mai Diên, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay (nghiên cứu trường hợp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội)" của HVCH Ngô Thị Mai Diên, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Ngô Thị Mai Diên 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 08 tháng 01 năm 1977 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2560/2007/QĐ-XHNV- KH&SĐH ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: Tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay (nghiên cứu trường hợp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) 8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 603130 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi (Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam) 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Phản ứng của người phụ nữ trước hành vi bạo lực của người chồng được mô tả theo các bước diễn biến từ phản ứng dự kiến đến phản ứng thực tế và phản ứng lâu dài. Tuỳ từng cách thức phản ứng mạnh hay yếu mà các bước diễn tiến có thể khác nhau ít nhiều, thậm chí trái ngược. Các yếu tố dẫn đến phản ứng mạnh là nhận thức tiến bộ, coi trọng bản thân, có mong muốn giải thoát, dám nghĩ và dám làm để hiện thực hoá mong muốn đó. Các yếu tố chi phối phản ứng yếu là xấu hổ, muốn giữ thể diện, sợ hãi, lo cho con, lo ngại bạo lực gia tăng và do không nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ. Mức độ phản ứng đối với bạo lực gia đình của phụ nữ có tác động đến chiều hướng bạo lực ở những lần sau. Bạo lực càng gia tăng nếu phụ nữ càng cố gắng cam chịu, chấp nhận. Khả năng xảy ra bạo lực và/hoặc mức độ nghiêm trọng của bạo lực sẽ suy giảm nếu phụ nữ có thái độ phản kháng mạnh mẽ, tìm cách giải quyết vấn đề ngay ở những lần đầu tiên đối mặt với hành vi bạo lực. Yếu tố nhận thức được nhấn mạnh là yếu tố mang tính quan trọng cốt lõi, có tác động hai mặt cả tích cực lẫn tiêu cực chi phối phản ứng của người phụ nữ đối với bạo lực gia đình. Tác động tích cực khi người phụ nữ hiểu đúng về khái niệm bạo lực gia đình, nhận dạng đúng các hành vi bạo lực, có hiểu biết căn bản về pháp luật, ý thức được quyền con người của bản thân. Tác động tiêu cực khi người phụ nữ chưa hoặc không hiểu đúng và nhận dạng đúng do trình độ học vấn, chưa hoặc không có ý thức về các quyền con người cơ bản. Do những hành vi bạo lực của người chồng, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực phải gánh chịu hậu quả ghép cả về thể chất, tinh thần và tình dục. Đó là những thương tích nhìn thấy được như trầy xước, bầm tím, sưng đau, gãy xương; là tình trạng sức khoẻ kém, mệt mỏi, đau khổ, buồn chán; là tâm trạng lo sợ, xấu hổ, cảm thấy nhục nhã, có suy nghĩ tiêu cực về đàn ông và hành vi tình dục, v.v… 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nội dung luận văn là tài liệu tham khảo bổ sung cho vốn nghiên cứu, thông tin - tư liệu về vấn đề bạo lực gia đình, là bước đệm cho những nghiên cứu khác, chuyên sâu hơn về bạo lực gia đình ở các khía cạnh còn chưa được đề cập đến. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu mở rộng, sâu hơn về tác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ ở một số các khía cạnh khác như vai trò xã hội của phụ nữ, tâm lí lựa chọn giới tính khi sinh, tâm lí nâng cao trình độ học vấn cho con, v.v…

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ngo Thi Mai Dien 2. Sex: Female 3. Date of birth: 8 January 1977 4. Place of birth: Hanoi 5. Admission decision number: 2560/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 7 November 2007 by Professor, Doctor Nguyen Van Khanh - Rector of University of Social Sciences and Humanities (Vietnam National University - Hanoi) 6. Changes in academic process: none 7. Official thesis title: The Impact of Domestic Violence to the Lives of Women in the Current Period (Case Studies in Dong Anh District, Hanoi) 8. Major: Sociology 9. Code: 603130 10. Supervisor: Associate Professor, Doctor Vu Manh Loi (Office: The Institute of Sociology, Vietnam Academy of Social Sciences) 11. Summary of the findings of the thesis: The reaction of the woman for her husband's violent behavior is described by-step evolution: from the expected response to actual and long-term response. Depending on how strong or weak response steps that may progress more or less different or even contradictory. The factors led to strong reactions of women are aware of progress, respect themselves, they want to freedom, dared to think and dared to realize that desire. The dominant factors of their weak response, including shame, to save face, fear, concern for children, increasing fears of violence and by not getting the support and assistance. The level of response to domestic violence by women tended to have an impact on violence in the next. Violence is increasing if more women trying to endure, accept. The likelihood of violence and / or severity of violence would decline if women react strongly, attempt to resolve the problem right the first time in the face of violence. Cognitive component is emphasized as a crucial factor governing the reaction of women against domestic violence, which impacts both positive and negative reactions of women. Positive impact when women understand properly the concept of domestic violence, recognize rightly the violent behavior, have a basic understanding of law, be aware of their human rights. Negative impact when women do not understand and recognize correctly about the domestic violence, have no sense of basic human rights. Due to the violent behavior of their husbands, women are victims, suffering from the consequences physically, mentally and sexually. They are visible injuries such as scratches, bruises, swelling, pain and fractures; poor health status, fatigue, pain, depression; and fear, feeling shame, have negative thoughts about men and sexual behavior, etc... 12. Practical applicability: The contents of the thesis is the reference and supplement to the research and information data on domestic violence issues, is stepping stone for more in-depth researches on domestic violence in the respects not mentioned. 13. Further research directions: Performing in-depth study of the impact of domestic violence to the lives of women in some other aspects, such as social role of women, psychology of sex selection at birth, psychology of improving higher education for children, etc…

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây