Thông tin luận văn "Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP" của HVCH Lê Thu Hương, chuyên ngành Quản lí Khoa học và Công nghệ.
1. Họ và tên học viên: Lê Thu Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/9/1986
4. Nơi sinh: Hà Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: “Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP”
8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 72
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Cao Đàm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đổi mới hệ thống KH&CN là một đề tài đã và đang dành được nhiều mối quan tâm, cả trên khía cạnh lí thuyết lẫn thực tiễn. Vào năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập, được xem là “bước đột phá” về chính sách KH&CN, “cởi trói” và “giải phóng năng lực” của nhà nghiên cứu, thúc đẩy nền KH&CN phát triển. Tuy nhiên, đi vào thực tiễn, qua hơn sáu năm triển khai, Nghị định đã dường như không thể thực hiện được và lâm vào bế tắc. Luận văn này tìm hiểu và giải thích những nguyên nhân thất bại của Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: nghiên cứu tài liệu, quan sát, điều tra, và phỏng vấn sâu. Bằng việc tổng kết lí thuyết và tìm hiểu thực tiễn, luận văn đã chỉ ra rằng, Nghị định 115 thất bại là do mô hình “tự chủ” được quy định trong văn bản chính sách này gắn liền với việc “tự trang trải kinh phí”. Tự chủ về tài chính không được hiểu theo nghĩa tự chủ sử dụng nguồn tài trợ mà là xoá bỏ cơ chế “xin-cho”. Luận văn đã chỉ ra rằng, mô hình “tự trang trải kinh phí” chỉ phù hợp với các viện công nghệ, còn lại, về bản chất, hầu hết các loại hình tổ chức KH&CN khác phải được bao cấp về tài chính. Tuy nhiên, các tổ chức này phải được tự chủ trong việc sử dụng các nguồn kinh phí được tài trợ, tránh tình trạng hành chính hoá các hoạt động khoa học. Chính những quy định không phù hợp của Nghị định 115 đã dẫn đến hàng loạt những vướng mắc trên thực tế, từ phương diện thiết kế khung khổ pháp luật của nhà quản lí, đến triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi của các tổ chức KH&CN. Vì thế, sau hơn sáu năm chính thức triển khai, Nghị định 115 đã không đạt được kết quả như mục tiêu đặt ra. Luận văn cũng cung cấp những luận cứ cho thấy việc tiếp tục nỗ lực thực hiện chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập theo mô hình của Nghị định 115 trong thời gian tiếp theo cũng không dẫn đến những kết quả tích cực để cải thiện nền KH&CN của Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề xuất các khuyến nghị về chính sách KH&CN nhằm đổi mới hệ thống KH&CN của Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Mô hình tổ chức KH&CN tự chủ;
- Đầu tư tài chính cho các tổ chức KH&CN;
- Giám sát của cộng đồng và các tổ chức tài trợ đối với hoạt động KH&CN
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: LÊ THU HƯƠNG
2. Sex: Female
3. Date of birth: 14 Sep 1986
4. Place of birth: Ha Nam
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated 24 Oct 2008 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title:
“Obstacles to the transition of public Scientific and Technological organizations toward autonomy and self-responsibility according to Decree No. 115/2005/NĐ-CP”
8. Major: Science and Technology Management; 9. Code: 60 34 72
10. Supervisors: Dr. Vũ Cao Đàm – Director of The Center for Policy Studies and Analysis, University of Social Sciences and Humanities Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
Policy reform in the field of science and technology has been an ongoing topic of conversation, both theoretically and practically. In 2005, the Government of Vietnam issued a Decree No. 115/2005/NĐ-CP on autonomy and self-responsibility of public scientific and technological organizations, which was considered as a “breakthrough” in S&T policy reform, a “liberation” for researchers to push up S&T development. The implementation of such Decree, however, has met a wide range of difficulties and has seemingly been impossible. This thesis examines the failure of Decree No. 115, and explains why such highly expected policy has come to a fail. Three main research methodologies have been employed: (i) document analysis; (ii) observation; and (iii) in-depth interview. It is proved by theoretical and practical evidences of the thesis that the failure of Decree No. 115 is due to the design of “autonomy” mechanism. The model of so-called “autonomous” S&T organization is, as regulated in the Decree, mainly “self-financed”, with the vision of removing “application - approval” mechanism in the field of science and technology. Such design of “self-funded orgnaization” has been argued as only suitable to some kinds of technological institutes; others are necessarily based on fund from sponsors, included the state, for fulfilling their public mission. Therefore, since its commentcement, the highly expected policy has met a variety of obstacles, from the legal framework designed by state agencies to implementation of the policy performed by S&T organizations. After over six years of issuance, Decree No. 115 has almost failed to achieve expected results. Finally, the thesis also provides evidents for the failure of the policy even if the Goverment of Hanoi keeps trying to completely perform the transition of public S&T organizations toward “self-finance” and “self-responsibility”. If it is the case, the new system of “self-finance” and “self-responsibility” S&T organizations does not make any move in the development of Vietnam’s S&T.
12. Practical applicability:
Provides evidences and recommendations to policy makers for the reforming of S&T system in Vietnam
13. Further research directions:
- Model of autonomous scientific and technological organizations;
- Financial investment to scientific and technological organizations;
- Oversight of community and sponsors to scientific and technological organizations
14. Thesis-related publications: None.