TTLV: Nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Chủ nhật - 02/11/2014 23:13

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đoàn Lâm Thanh Tâm      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/02/1986                  4. Nơi sinh:  TP.Hồ Chí Minh

5. Quyết định công nhận học viên số: 1502/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

8. Chuyên ngành: Quản lý KH&CN                 Mã số: 60 34 04 12

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Văn Quyền – Cục Công tác phía Nam-Bộ KH&CN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Hoạt động NCKH cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã có được một số đề tài/dự án, tuy nhiên lĩnh vực nghiên cứu chưa được phong phú. Nội dung nghiên cứu tuy nhiên có đa dạng nhưng phân bố không đồng đều trên các lĩnh vực, tập trung chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghệ thông tin, công nghiệp.

- Nguồn kinh phí chi cho hoạt động KH&CN nói chung và NCKH nói riêng còn hạn hẹp, được phân bổ hàng năm theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, chưa đảm bảo được 2% tổng chi ngân sách huyện.

- Hệ thống tài chính cho R&D ở nước ta được đặt trong cùng phạm trù với các loại cơ quan “hành chính - sự nghiệp” và bị hành chính hóa một cách sâu sắc. Hoạt động NCKH thì được xem như công việc hành chính, sản xuất kinh doanh.

- Việc tổ chức thực hiện thiết chế tài chính vĩ mô trong hoạt động NCKH còn nhiều bất cập: lập và tổng hợp dự toán thiếu căn cứ và cứng nhắc trong niên độ; giao dự toán chậm trễ; sử dụng ngân sách dàn trải; việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý còn sơ sài, hình thức, chưa kịp thời; kết quả nghiên cứu đưa vào ứng dụng thấp.

- Chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã góp phần thúc đẩy hoạt động hoạt động NCKH cấp cơ sở phát triển. Tuy nhiên khi thực khi chính sách này vẫn gặp nhiều yếu tố trở ngại.

- Yếu tố trở ngại lớn nhất chính là thiết chế tài chính vĩ mô (cấp tỉnh) vì đến nay vẫn chưa có cơ quan thẩm quyền nào xây dựng hay ban hành các văn bản pháp lý để tổ chức thực hiện chính sách tài chính đặc thù này của tỉnh Đồng Nai một cách đồng bộ và hiệu quả từ thủ tục đăng ký, lập dự toán, cấp phát kinh phí, thực hiện và quyết toán tài chính...

- Yếu tố cản trở do đặc tính rủi ro của nghiên cứu cũng phải cần quan tâm vì không phải nghiên cứu nào cũng sẽ thành công. Một chính sách tài chính thông thoáng và phù hợp thì kết quả nghiên cứu khoa học sẽ khuyến khích đội ngũ tại chỗ của doanh nghiệp, của huyện và các nhà khoa học ở Viện/Trường Đại học tham gia; đồng thời cũng giảm được rủi ro và đem lại hiệu quả cao. Ngược lại sự rủi ro tăng khi chính sách tài chính không sát thực tế, thiếu tính khuyến khích, thiếu rõ ràng, minh bạch.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Việc nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giúp cho các nhà quản lý nhận biết được những vấn đề, hạn chế của chính sách này. Từ đó các nhà quản lý, cùng với những giải pháp được đề xuất tại luận văn này, có thể đưa ra các giải pháp tổng hợp để khắc phục những hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách này đối với hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ kết quả của nghiên cứu tại luận văn này, với mục tiêu cuối cùng là huy động được nguồn lực xã hội cùng với nhà nước đưa KH&CN vào sản xuất kinh doanh tại cơ sở, tại doanh nghiệp, vì chính họ là nền tảng của nền kinh tế, tác giả định hướng trong tương lai sẽ nghiên cứu một chính sách tài chính mới đối với hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trong đó có cơ chế đầu tư cho KH&CN cấp cơ sở, hỗ trợ nguồn vốn, cơ chế quản lý phù hợp cho hoạt động KH&CN cấp huyện nhằm giúp cho các địa phương và các nhà khoa học phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Một bài báo:  Hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Doan Lam Thanh Tam         2. Sex: Female

3. Date of birth: 28/02/1986                      4. Place of  birth: Ho Chi Minh City

5. Admission decision number: 1502/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated: 06/8/2012 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University of Hanoi.

6. Changes in academic process: No changes

7. Official thesis title: Recognizing obstacle factors of applying the financial 50/50 policy among the province and district in science research in Dong Nai province.

8. Major: Science and Technology Management         9. Code: 60 34 04 12

10. Supervisors: Dr. Bui Van Quyen, Nation Agency for Sounth affair, Ministry of Science and Technology

11. Summary of the findings of the thesis:

- In the past time, science research activities in Dong Nai province at the fundamental level (district level) had attracted some projects but the number of these projects were not abundant. The reseach’s contents were diversified but they were delivered unequally on fields. They mainly focused on many fields of agriculture, countryside, information technology and industry.

- The capital of science and techonology in general and science research in particular is limited that it hasn’t reached 2% of  the total expense  of  the local budget, that under the resolution of the District People’s Council.

- The financial system for R&D in our country is placed in the same category with the type agencies “administrative – career” and is administration of a deeply. Research activities are considered as administrative work and other business.

- The organization and implementation of macrofinancial institution have gotten some difficulties, for examples: building and making estimates without foundation, delivering estimates slowly, using budget unsuitably, supervising without care, directing untimely and the results of research undisplayed.

- The financial 50/50 policy among the province and district in science research in Dong Nai province has contributed to push the development of the activities of science research in the secondary level.

- The biggest obstacle factor is the macrofinancial institution (provincil level) because the local government until now hasn’t built any legal documents to apply conprehensively and effectively such as: the way to register, making estimates, allocating budget, drawing accounting and so on.

- The factor hampered by the risk characteristics of scientific research must also concern because studies have not always succeed. A fiscal policy is clear and consistent scientific findings will encourage the team in the local of business, the district and the scientists at the scientific Institude/University of participation; also reduce risk and provide high efficiency. In contrast, the risk increases when fiscal policy is not realistic, lack of encouragement, lack of clarity and transparency.

12. Practical applicability, if any:

The recognizing obstacle factors of applying the financial 50/50 policy among the province and district in science research in Dong Nai province helps the local goverment recognizes the matters, limitations of this policy. For these reasons, the Goverment are be able and the solutions of this thesis can deliver some complex appropriate solutions to overcome the above limitations and enhance the effectiveness of the implementation of this policy in regard to the activities of science research in the secondary level.

13. Further research directions, if any:

From the results of the research in this thesis, with the ultimate objective is to mobilize social resources with the state putting science and technology in production and bussiness establishment, in business, because they are the foundation of economy, the author-oriented future studies a fiscal policy new to research scientific basis, including investment mechanism for S&T grassroots support funds, the management mechanism suitable for S&T activities at district level to enable local scientists to develop scientific research activities effectively.

14. Thesis-related publications:

- Activities of science research in secondary level in Dong Nai province - Status and Solutions

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây