TTLV: “Thơ chơi” của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Chủ nhật - 02/11/2014 22:50

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Thu Hương

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/04/1986

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/ 2012/ QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: “Thơ chơi” của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

8. Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Bá Thành

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài của luận văn là “Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật. Trong luận văn, chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề trên dựa trên ba ý chính: Khái niệm về tư duy thơ và thơ chơi của Tản Đà; Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ chơi của Tản Đà; Thể loại, ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ chơi của Tản Đà. Chúng tôi đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản để phục vụ cho việc nghiên cứu đối tượng như: khái niệm tư duy nghệ thuật, những vấn đề chung về đặc điểm và chức năng của thơ chơi, thơ chơi như một tiểu thể loại.

Đồng thời, luận văn cũng đặt thơ chơi của Tản Đà trong tiến trình thơ ca chung của Dân tộc. Qua đó chúng tôi nhận thấy, Thơ chơi đã xuất hiện trong văn học trung đại ở các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Đến văn học hiện đại, chơi thơ đã trở thành một xu hướng, một trào lưu. Thơ thực sự thoát ra khỏi những ràng buộc, những khuôn khổ, thi luật, trở nên phóng khoáng trong cả nội dung và hình thức. Thơ chơi viết ra không nhằm đả kích, châm biếm hay hạ bệ một đối tượng nào, mà nó hướng tới mục đích giải trí.

Trong xu hướng chơi thơ này, tiêu biểu nhất là Tản Đà. Là người tài hoa, có cá tính độc đáo, có một vị trí quan trọng trong đời sống văn chương thời đó, Tản Đà đã mở ra một lối sống mới, một cách thể hiện mới, nói như Hoài Thanh, Tản Đà là “một cung đàn lạc điệu”. Là một nhà nho, được đào tạo bài bản và chính thống nhưng Tản Đà lại rất hào hứng với mảng thơ chơi. Ông quan niệm ngoài văn vị đời còn có văn chơi, và chính ở mảng văn chơi này, Tản Đà đã bộc lộ hết con người cá nhân và tài năng nghệ thuật của mình. Nội dung thơ chơi của Tản Đà rất phong phú với hệ thống nhân vật trữ tình đặc biệt. Qua đó tác giả đã thể hiện một cái Tôi vừa cá tính, chơi ngông với đời, vừa đằm thắm, trữ tình và hơn hết vẫn là một cái Tôi cô đơn, sầu mộng. Luận văn đã chỉ ra với hệ thống thể loại, biểu tượng, ngôn ngữ phong phú đa dạng, thơ chơi của Tản Đà mang giá trị nghệ thuật cao.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài này có thể ứng dụng vào việc giảng dạy thơ Tản Đà trong trường Phổ thông, Cao đẳng và Đại học.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Từ đề tài “Thơ chơi” của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra hướng nghiên cứu rộng hơn về xu hướng “thơ chơi” trong văn học nói chung.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Trần Thị Thu Hương

2. Sex: Female

3. Date of birth: 07/04/1986

4. Place of  birth: Nam Định

5. Admission decision number: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH. Dated 28/12/2012

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Tan Da’s “entertaining poetry” from the perspective of thinking art

8. Major: Vietnamese literature

9. Code: 60 22 01 21

10. Supervisors:

ASS Prof. Dr, Nguyễn Bá Thành Lecturer in University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

Subject of the thesis is Tan Da’s “entertaining poetry” from the perspective of thinking art. Our thesis includes three main points: The concept of thinking poetry and entertaining poetry; Mainstream inspiration and special characters in entertaining poetry of Tan Da; Forms, languages and symbols in Tan Da’s entertaining poetry. To reasearch the thesis we found basic ideological issues such as: concept of thinking art, the common issue about characteristic anf function of entertaining poetry, entertaining poetry is one of the forms of poetry.

Besides, our thesis also put Tan Da’s entertaining poetry in the progress of Vietnam poetry. And, we realise that entertaining poetry appeared in medieval literature with some famous authors such as: Nguyen Cong Tru, Cao Ba Quat. In modern literature, entertaining poetry really became a new trend. Nowadays, poetry doesn’t have any tough rules, it becomes freer in both contents, forms and art measures. Entertaining poetry is not satire. It doesn’t aim to turn into ridicule or attack any objects. It aims to entertain and relax.

Tan Da is one of the most oustanding author in this trend. He is an amorous and talented poet.  He also has a strong personality. He has an important position in contemporary literature. He opened up a new lifestyle and expression. Hoai Thanh, a literary critic, commented that: Tan Da is like a strange tone in his time. Tan Da was trained to be a traditional Confucian but he had a great passion for entertaining poetry. In his points of view, he devided works into kinds: moral works and entertaining works. In entertaining poetry, he revealed his personality, talent truly and deeply. His entertaining poetry has diversified content with many kinds of special characters. These works show us not only an emotional and lonely Ego but also a strong personality. Tan Da’s Ego is always sunk in the world of dreams. Our thesis mentions diversified forms, symbols and languages system in Tan Da’s entertaining poetry. Finally, we find out that there is not also diversified content but also attractive technique in Tan Da’s entertaining poetry.

12. Practical applicability, if any: none

13. Further research directions, if any: none

14. Thesis-related publications: none

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây