TTLV: Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mĩ và các quốc gia vùng Vịnh

Chủ nhật - 09/10/2011 23:19
Thông tin luận văn "Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mĩ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích sau Chiến tranh lạnh" của HVCH Phạm Hoàng Tú Linh, chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
Thông tin luận văn "Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mĩ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích sau Chiến tranh lạnh" của HVCH Phạm Hoàng Tú Linh, chuyên ngành Quan hệ quốc tế. 1. Họ và tên học viên: Phạm Hoàng Tú Linh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 23/4/1984 4. Nơi sinh: Thừa Thiên - Huế 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mĩ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích sau Chiến tranh lạnh 8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế ; Mã số: 60 31 40 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh, Chủ nhiệm khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Với đề tài: “Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mĩ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích sau Chiến tranh lạnh”, trong quá trình nghiên cứu Luận văn đã đạt được các kết quả sau đây: -Trình bày tầm quan trọng của dầu lửa và an ninh dầu lửa, từ đó phân tích tác động của dầu lửa tới quan hệ quốc tế hiện nay. Đồng thời, Luận văn giới thiệu một cách khái quát quan điểm của Mĩ về vấn đề an ninh dầu lửa và vị trí chiến lược của các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích. - Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ của Mĩ với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích từ sau Chiến tranh lạnh và hướng triển khai chính sách của Mĩ đối với các quốc gia này.Từ đó làm nổi bật vấn đề: dầu lửa là một trong những nhân tố cơ bản quyết định chính sách của Mĩ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích. - Luận văn phân tích ngoài nhân tố dầu lửa còn có các nhân tố khác tác động đến quan hệ giữa Mĩ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích, đưa ra triển vọng trong quan hệ giữa Mĩ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích trong thời gian tới. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn hi vọng sẽ góp phần tìm hiểu về một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, đó là nhân tố dầu lửa trong quan hệ quốc tế và chiến lược phát triển của các quốc gia nói chung và nhân tố dầu lửa trong chính sách của Mĩ đối các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích sau Chiến tranh lạnh nói riêng. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập các vấn đề chính trị quốc tế. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu sâu tác động của nhân tố dầu lửa đến quan hệ giữa Mĩ và các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích trong thời gian tới.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Hoang Tu Linh 2. Sex: Female 3. Date of birth: April 23, 1984 4. Place of birth: Hue 5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated October 14th 2009 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi 6. Change in academic progress: None 7. Official thesis title: Oil factor in relations between the U.S. and the PersianGulf states after the Cold War 8. Major: International Relation; Code: 60 31 40 9. Supervisors: Assoc. Prof. PhD Pham Quang Minh - Dean of International Studies University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi 10. Summary of the findings of the thesis: With title “Oil factor in relations between the U.S and the PersianGulf states after the Cold War”, the findings obtained during research progress are as follows: - To present the importance of oil and oil security, which analyzes the impact of oil to international relations today. At the same time, the thesis introduces a general view of American security issues for oil and strategic position of the Persian Gulf states. - Thesis focused on U.S. relations with the Persian Gulf states from after the Cold War and towards implementation of U.S. policy for the country. Since then highlight the problem: oil is one of the basic elements of U.S. policy decisions for the Persian Gulf states. - Thesis factor analysis than oil, there are other factors affecting relations between the U.S. and the Persian Gulf states, given the outlook for relations between the U.S. and the Persian Gulf states in the near future. 11. Practical applicability: Thesis hopes to contribute to learn about an important issue in particular, that the oil factor in international relations and strategic development of the country in general and the oil factor in the American policy with Persian Gulf states after the Cold War in particular. Thesis will be references to agencies and individuals in research, teaching and learning issues of international politics. 12. Further research directions: To further study the impact of the oil factor in relations between the U.S. and the Persian Gulf states in the near future.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây